Năm 2016, dự kiến thu từ phí đường bộ qua các trạm BOT đạt khoảng 23.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 1 tỉ USD), phí bảo trì đường bộ khoảng 6.000 tỉ đồng, phí gửi xe tại các tòa nhà, bãi đỗ khoảng 15.000 tỉ đồng.

Dự kiến thu về 1 tỉ USD từ phí đường bộ qua trạm BOT

tuyetnhung | 25/11/2016, 05:45

Năm 2016, dự kiến thu từ phí đường bộ qua các trạm BOT đạt khoảng 23.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 1 tỉ USD), phí bảo trì đường bộ khoảng 6.000 tỉ đồng, phí gửi xe tại các tòa nhà, bãi đỗ khoảng 15.000 tỉ đồng.

Trong tham luận tại Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016), ông Vũ Quang Lâm, Thành viên HĐQT Tasco kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần VETC cho biết, Việt Nam hiện có hơn 21.000 km đường quốc lộ, 730 km đường cao tốc và có khoảng hơn 100 trạm thu phí với lưu lượng xe khoảng 1,2 triệu lượt mỗi ngày đêm.

Năm 2016, chỉ riêng phí đường bộ thu qua các trạm BOT dự kiến đạt khoảng 23.000 tỉ đồng (tương đương với 1 tỉ USD), phí bảo trì đường bộ khoảng 6.000 tỉ đồng, phí gửi xe tại các tòa nhà, bãi đỗ khoảng 15.000 tỉ đồng.

"Những con số này thể hiện lượng giao dịch khổng lồ của các phương tiện giao thông trên đường quốc lộ, cao tốc, tại các trạm thu phí, trong nội đô hay các điểm đỗ, gửi xe... Điều này đòi hỏi một hình thức vận hành hoạt động giao thông vận tải thuận tiện, đơn giản trong việc khai thác và sử dụng nhưng đồng thời minh bạch, chặt chẽ trong quản lý", ông Lâm cho biết.

Tại Việt Nam, trước tháng 3.2016 chỉ có 5-7 trạm thu phí BOT có làn thu phí tự động công nghệ cũ với giá thành thiết bị cao, một vài bãi đỗ xe có làn thu phí tự động và chưa có tòa nhà nào có dịch vụ thu phí gửi xe tháng bằng thanh toán điện tử.

Theo đó, từ tháng 7.2016, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức phê duyệt dự án Thu phí tự động đường bộ của VETC theo hình thức hợp đồng BOO đầu tiên trên cả nước. Cụ thể, giai đoạn 1 có 28 trên hơn 100 trạm sẽ thực hiện thu phí tự động trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 – đoạn qua Tây Nguyên do VETC thực hiện.

Tính đến tháng 11.2016, đã có 7 trạm thu phí được vận hành thu phí tự động VETC, theo đó có khoảng 100.000 phương tiện được dán thẻ E-Tag (thẻ định danh phương tiện) và mở tài khoản giao thông VETC để sử dụng dịch vụ.

Theo lộ trình của Bộ Giao thông Vận tải, đến cuối năm 2017 các trạm thu phí trên toàn quốc sẽ có làn thu phí tự động và hết năm 2020 sẽ bỏ thanh chắn (barie) tại các trạm thu phí. Mục tiêu của VETC là trong năm 2017 và 2018 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 sẽ thực hiện thu phí bằng dịch vụ thu phí tự động đường bộ, tiến tới toàn quốc thu phí tự động đường bộ vào năm 2020.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý 86 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc và các địa phương quản lý 15 trạm thu phí, trong đó khoảng 2/3 đang thực hiện thu phí.

Tuy nhiên, việc triển khai thu phí tại các trạm gặp khó khăn khi vẫn còn một số tồn tại. Đó là các vấn đề chưa đồng bộ về công nghệ gây khó khăn cho người sử dụng và việc kết nối giữa các đơn vị, một số dự án BOT chưa thực sự phối hợp với các nhà đầu tư dự án thu phí không dừng…

Trước thắc mắc về việc hiện nay đang có bao nhiêu hình thức thu phí giao thông và đến bao giờ thì thống nhất thành một thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định sắp tới Việt Nam sẽ tích hợp chung một công nghệ thẻđể tiện lợi cho người sử dụng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự kiến thu về 1 tỉ USD từ phí đường bộ qua trạm BOT