Mặc dù được khẳng định là vùng đất có nhiều lợi thế, "chẳng nơi nào có được" để phát triển ngành du lịch. Vậy mà trong một thời gian dài, Huế vẫn bị đánh giá là chậm phát triển, chưa tương xứng tiềm năng và chưa hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch Huế: Nhiều lợi thế nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng

CTV Phù Nam | 20/07/2018, 14:53

Mặc dù được khẳng định là vùng đất có nhiều lợi thế, "chẳng nơi nào có được" để phát triển ngành du lịch. Vậy mà trong một thời gian dài, Huế vẫn bị đánh giá là chậm phát triển, chưa tương xứng tiềm năng và chưa hấp dẫn khách du lịch.

>>Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng

>>Bài 2: Sông Hương bao giờ mới được xướng danh?

>>Du lịch Huế - Bài 3: Những hình ảnh không đẹp dưới mắt du khách

Với những lợi thế riêng, Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa (DSVH) được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, TP khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi, có dòng sông Hương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc gia Bạch Mã, có vịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, văn hóa ẩm thực xứ Huế, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn. Thế nhưng, số ngày khách lưu trú chỉ 1,78 ngày/người, chi tiêu của khách chỉ 47 USD/ngày trong năm 2017 và các chỉ số quan trọng thua kém hơn so với các tỉnh thành lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng.

Vì sao du khách chỉ xem Huế như điểm dừng chân tạm thời?

Có thể thấy, sản phẩm du lịch chính của Huế là du lịch di sản. Tuy nhiên, việc chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc không hấp dẫn du khách và không níu chân được du khách dài ngày. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch không được nâng cao chất lượng cũng là một tác nhân rất quan trọng góp phần dẫn đến không hấp dẫn du khách.

Vấn đề này có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tế khi du khách đến Huế, ngoài việc tham quan lăng tẩm thì không có nhiều nơi để vui chơi, giải trí và mua sắm…đúng nghĩa. Các sản phẩm du lịch, dịch vụ ở vùng biển, đầm phá và các di sản, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử …vẫn chưa có những định hướng và phát triển một cách bài bản. Nhiều du khách khi tham quan di sản có chung nhận định rằng chỉ cần 1 ngày là có thể tham quan hết tất cả các di sản và những loại hình dịch vụ trong quần thể di sản không hấp dẫn và độc đáo để níu kéo họ! Và như vậy, việc xem Huế là điểm dừng chân tạm thời chứ không phải là nơi lưu trú để tham quan cũng là điều dễ hiểu.

Lăng Tự Đức (Khiêm lăng)

Cần có chiến lược phát triển tour di tích triều Nguyễn

Khai thác giá trị của các lăng tẩm đưa vào phát triển du lịch là điều đáng ghi nhận.Trong các tour du lịch khám phá Huế, các khu lăng tẩm nổi tiểng như Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... là những điểm đến không thể bỏ qua.

Ngoài các lăng tẩm vua Nguyễn, tiềm năng về du lịch di tích lăng mộ, đình làng… mà triều Nguyễn để lại vô cùng phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác và phát huy các giá trị vốn có. Khu lăng mộ 9 vị chúa Nguyễn tuy không đặc biệt về kiến trúc nhưng tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng đầu nguồn sông Hương. Nếu có chiến lược thì đây sẽ là một điểm đến tuyệt vời trong hành trình khám phá Huế của du khách. Du khách sẽ được kết nối với các di tích khác như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén hoặc lăng Minh Mạng và thưởng thức được sự thơ mộng trên sông Hương êm đềm.

>>Huế và những điểm du lịch đẹp mê hồn

Điện Hòn Chén

Bài toán thống kê và so sánh

Như vấn đề đã đề cập thực trạng trên của ngành du lịch Huế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển của du lịch xứ sở kinh kỳ. Và hiệu quả cuối cùng đều phản ảnh thực tế qua các số liệu thống kê. Năm 2017, tổng lượt khách du lịch đến Huế là 3.8 triệu người trong khi đó Quảng Nam là 5.35 triệu lượt, Đà Nẵng là 6.6 triệu; trong khi đó doanh thu lưu trú lần lượt của Huế là 1.339 tỷ đồng, Quảng Nam là 1.935 tỷ đồng và Đà Nẵng là 4.188 tỷ đồng; tổng doanh thu của Huế trong năm 2017 là 3.520 tỷ đồng, Quảng Nam 3.860 tỷ và Đà Nẵng 19.403 tỷ đồng.

                                                                                                                        
   

Năm

   
   

Tỉnh/thành

   
   

Thừa Thiên Huế

   
   

Quảng Nam

   
   

Đà Nẵng

   
   

2017

   
      
   

1

   
   

Tổng lượt khách du lịch(lượt)

   
   

3.800.012

   
   

5.350.000

   
   

6.600.000

   
   

2

   
   

Doanh thu lưu trú(nghìn)

   
   

1,339 tỉ

   
   

1,935 tỉ

   
   

4,188 tỉ

   
   

3

   
   

Tổng doanh thu du lịch(nghìn)

   
   

3,520 tỉ

   
   

3,860 tỉ

   
   

19,403 tỉ

   
   

Lượt khách tăng so với 2016(%)

   
   

16.63%

   
   

13.85%

   
   

19%

   
   

Doanh thu tăng so với 2016(%)

   
   

9.87%

   
   

24.5%

   
   

20.6%

   

Qua số liệu thống kê, có thể thấy mặc dù trong năm 2017 số lượt khách đến Thừa Thiên Huế tăng đáng kể so với 2016 (tăng 16.63%), tuy nhiên doanh thu về lưu trú và tổng doanh thu về du lịch đều không cạnh tranh được với Quảng Nam, chứ chưa nói đến Đà Nẵng, du lịch Thừa Thiên Huế vẫn còn khoảng cách quá xa!

Như đã đề cập trên, du lịch Huế chủ yếu là du lịch di sản và là kênh chủ yếu trong trong phát triển du lịch Huế hiện nay. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDT) là đơn vị sự nghiệp hành chính có thu, hiện đang quản lý hơn 40 cụm/điểm di tích nhưng hiện tại chỉ mới khai thác và mở cửa bán vé cho 7 điểm tham quan. Đây là sự lãng phí hay thiếu tầm nhìn trong việc phát triển du lịch của đơn vị quản lý?

Thời gian vừa qua TTBTDT cũng mở cửa Đại nội về đêm, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa như mong đợi. Trong 5 tháng, doanh thu bán vé cũng chỉ 3 tỉ đồng.

Và thống kê trong năm 2017 cho thấy, tổng doanh thu bán vé TTBTDT là 320 tỉ đồng.. Nhưng nếu nhìn nhận lại kỹ lại vấn đề thì con số doanh thu này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng di sản Huế mà TTBTDT đang sở hữu. Chỉ riêng Hội An doanh thu bán vé trong năm 2017 là 220 tỉ- so với 2016 thì doanh thu bán vé của Hội An tăng 27,11%. Trong khi đó TTBTDT đang sở hữu những cụm điểm vàng của di sản thế giới và hàng loạt các di tích nhưng có rất nhiều di tích cho đến nay vẫn chưa được khai thác.

Cần xã hội hoá thí điểm một số nơi trong quần thể di sản Huế

Việc xã hội hoá di sản, di tích hiện nay là một xu thế tất yếu để mang lại nguồn thu cho xã hội và cho việc bảo tồn, trùng tu di sản. Vào tháng 12/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có chủ trương xây dựng đề án Xã hội hóa công tác trùng tu và khai thác di tích tại hệ thống quần thể di tích cố đô Huế và doanh nghiệp LOGI3 đã báo cáo phương án đến UBND tỉnh.

Tuy nhiên, việc xây dựng, thực hiện đề án cũng gặp một số vướng mắc bởi những quy định của Nghị định 109/NĐ-CP quy định về việc bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam.

Vì vậy, cần có những cơ chế “cởi trói” để doanh nghiệp tư nhân đầu tư và khai thác thí điểm để tăng doanh thu cho tỉnh và mang lại nhiều nguồn vốn cho công tác trùng tu, bảo tồn di sản và nhà nước sẽ đảm nhận việc quản lý, giám sát. Điều này cũng giúp TTBTDT tinh giản bộ máy hơn 700 người như hiện nay.

Phù Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Huế: Nhiều lợi thế nhưng phát triển chưa xứng tiềm năng