Trang Asia Media Centre chỉ ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang xem các chuyến lưu diễn của sao ca nhạc là công cụ quyền lực để thu hút du khách, tăng nguồn thu.
Văn hóa

‘Du lịch lưu diễn’ lên ngôi ở châu Á

Cẩm Bình 29/02/2024 17:53

Trang Asia Media Centre chỉ ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang xem các chuyến lưu diễn của sao ca nhạc là công cụ quyền lực để thu hút du khách, tăng nguồn thu.

Với buổi diễn duy nhất tại tổ hợp lưu trú - giải trí MGM Cotai (Macau) ngày 6.1, ca sĩ Bruno Mars chính mức mở màn năm “du lịch lưu diễn” lớn nhất ở châu Á. Anh sinh ra tại Mỹ nhưng có mẹ là người Philippines, sở hữu nhiều bài hát nổi tiếng thuộc các thể loại R&B, pop, funk, soul và là chủ nhân nhiều giải Grammy.

Cơ quan du lịch nhiều nước và vùng lãnh thổ châu Á đặc biệt chú ý đến nhu cầu xem lưu diễn khi xây dựng chiến lược phát triển. Chính quyền các địa phương không ngần ngại chi số tiền khổng lồ mời sao châu Á lẫn sao quốc tế hạng A, dẫn đến cạnh tranh vô cùng gay gắt. Loạt điểm đến như Singapore, Thượng Hải, Tokyo, Seoul, Macau, Bangkok, Jakarta, Hồng Kông đều muốn trở nên khác biệt bằng cách thu hút tên tuổi lớn đến biểu diễn độc quyền.

Trong số tên tuổi lớn không thể không nhắc đến Taylor Swift. Eras Tour của cô luôn tác động mạnh đến kinh tế nơi chuyến lưu diễn được tổ chức. Ở châu Á, đơn vị tổ chức AEG cẩn thận chọn lựa giữa Tokyo, Melbourne, Sydney và Singapore để tối đa hóa số lượng người tham dự cũng như thu hút được người hâm mộ trên khắp khu vực. Cuối cùng Singapore giành chiến thắng, cơn sốt du lịch của đảo quốc sư tử bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái khi vé cho 6 buổi diễn đầu tháng 3 năm nay chính thức bán ra. Qua 8 tháng, 26% số phòng khách sạn Singapore đã được đặt trước.

du.jpg
6 buổi diễn Eras Tour chuẩn bị diễn ra sẽ đóng góp 500 triệu SGD (gần 40 triệu USD) cho nền kinh tế Singapore

Đông Nam Á nổi lên

Chuyến lưu diễn châu Á của sao ca nhạc nổi tiếng cháy vé chẳng phải hiện tượng mới. Năm 2018, Taylor Swift từng biểu diễn tại Úc, New Zealand, Nhật Bản, thời điểm đó cô bỏ qua Đông Nam Á.

Nhưng tình hình đã thay đổi. Kinh tế châu Âu, Bắc Mỹ hậu đại dịch còn phục hồi chậm. Một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương chưa đạt được lượng du khách như năm 2019 lúc đại dịch chưa bùng nổ. Do đó các chuyến lưu diễn được xem như công cụ mạnh mẽ thu hút người hâm mộ trẻ tuổi, gia đình, khách doanh nhân và đơn vị tài trợ, qua đó tăng nguồn thu một cách nhanh chóng. Hai ngân hàng Maybank cùng DBS dự báo 6 buổi diễn Eras Tour chuẩn bị diễn ra sẽ đóng góp 500 triệu SGD (gần 40 triệu USD) cho nền kinh tế Singapore.

Eras Tour còn là vấn đề nóng của giới chính trị. Tuần trước Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin khen ngợi Singapore thông minh khi chấp nhận chi tiền để đảm bảo đảo quốc sư tử là điểm đến Đông Nam Á duy nhất mà Taylor Swift sẽ biểu diễn. Giới chức Singapore xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, hạ nghị sĩ Philippines Joey Salceda lại chỉ trích thỏa thuận độc quyền.

Về phía Thái Lan, trang The Bangkok Post tiết lộ chính phủ nước này đang đẩy mạnh gặp gỡ nhiều đơn vị tổ chức lưu diễn nhằm sớm mời được các sao hạng A khác. Thủ tướng Thavisin cũng cam kết cho phép uống rượu bia lúc xem lưu diễn (điều mà quốc gia như Indonesia hay Malaysia khó lòng đáp ứng).

Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thành lập Quỹ Du lịch nhằm mục đích quảng bá du lịch thông qua lưu diễn và sự kiện. Đến tháng 2 năm nay Bộ Tài chính dành hơn 2 nghìn tỉ IDR (hơn 126 triệu USD) cho nỗ lực cạnh tranh đăng cai các sự kiện có thể nâng cao hình ảnh đất nước.

Trải nghiệm “trọn gói”

Ngoài chính phủ và cơ quan du lịch, đơn vị hoạt động trong ngành cũng tham gia cuộc đua. Năm 2023, công ty du lịch hàng đầu Trung Quốc Tongcheng tung ra trải nghiệm “trọn gói” bao gồm chỗ lưu trú, dịch vụ đưa đón bằng xe limousine kèm theo vé xem buổi diễn của ca sĩ Châu Kiệt Luân tại Bangkok.

Nền tảng du lịch Klook (Hồng Kông) bán tour theo đoàn đi Hàn Quốc xem buổi diễn K-pop. Họ cũng là đối tác bán gói vé kèm đồ lưu niệm Eras Tour tại Singapore.

Gần đây hãng hàng không Air Asia ứng dụng MoveTix cung cấp vé xem lưu diễn, sự kiện cùng nhiều trải nghiệm khác.

Cuộc tranh gay gắt cũng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Hồng Kông xây dựng Công viên Thể thao Kai Tak 50.000 chỗ ngồi, dự kiến mở cửa vào năm 2025. Tháng 2 năm nay, Ed Sheeran lần đầu biểu diễn tại trung tâm UOB Live 6.000 chỗ ngồi ở Bangkok. Khu nghỉ dưỡng - giải trí Inspire trên đảo Yeongjong (Hàn Quốc) sắp tổ chức hai buổi diễn của nhóm Maroon 5 vào tháng 3.

Trong làn sóng “du lịch lưu diễn”, Macau là địa điểm chuyển mình mạnh mẽ nhất. Giấp phép hoạt động của 6 đơn vị kinh doanh nghỉ dưỡng - sòng bạc hàng đầu đặc khu (Sands China, Wynn Macau, Galaxy Entertainment, MGM China, Melco Resorts, SJM Holdings) được gia hạn vào tháng 11.2022 với điều kiện họ phải đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực không phải cờ bạc chẳng hạn như biểu diễn ca nhạc, sự kiện thể thao, hội nghị và triển lãm.

Tháng 10 năm ngoái, Macau ra mắt sự kiện âm nhạc Hush! thu hút người tham dự trẻ tuổi. Năm nay đặc khu cũng lên lịch tổ chức hàng loạt buổi diễn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Du lịch lưu diễn’ lên ngôi ở châu Á