Để ngày du xuân an toàn, người điều khiển phương tiện giao thông cần tuân thủ đầy đủ các quy định, trong đó có việc đã kiểm định xe đúng hạn, mang đầy đủ giấy tờ và tuyệt đối không bia rượu.

Du xuân bằng xe cơ giới, điều cần chú ý kẻo bị phạt

Hồ Đông | 22/01/2023, 12:31

Để ngày du xuân an toàn, người điều khiển phương tiện giao thông cần tuân thủ đầy đủ các quy định, trong đó có việc đã kiểm định xe đúng hạn, mang đầy đủ giấy tờ và tuyệt đối không bia rượu.

Chờ sau Tết hãy đi đăng kiểm 

Nếu phương tiện hết hạn kiểm định khi đang lưu hành trong dịp tết, chủ xe vẫn sẽ bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm. Theo đó, dù hết hạn chỉ 1 ngày mà lưu thông trên đường cũng có thể bị phạt hành chính từ 2 triệu đồng. Nếu là xe của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, tổng mức phạt có thể lên tới 22 triệu đồng. Bên cạnh đó, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 - 3 tháng.

Năm nay, các trung tâm đăng kiểm sẽ nghỉ tết từ ngày 20.1.2023 (tức 29.12 âm lịch) đến hết ngày 26.1.2023 (tức mùng 5 Tết). Nếu những chủ xe có có xe hết hạn đăng kiểm đúng dịp tết thì nên đợi để đưa xe đến các trung tâm để kiểm định sau Tết nhằm có một kỳ nghỉ lễ an toàn.

Mang đầy đủ giấy tờ cần thiết

Khi lưu thông, người điều khiển phương tiện cần mang đầy đủ giấy phép lái xe (GPLX) và các giấy tờ khác để xuất trình khi CSGT kiểm tra

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ như: đăng ký xe; GPLX ô tô, xe máy; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.

Trường hợp không có hoặc không mang theo các loại giấy tờ, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ).

Cụ thể, người lái ô tô không có GPLX bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng. Trường hợp không mang theo GPLX bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Người lái xe máy không có GPLX hoặc GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ hiện bị phạt 1 - 2 triệu đồng. Trường hợp quên không mang GPLX bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô không có đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng. Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Liên quan đến giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (giấy kiểm định) xe ô tô, người điều khiển xe không có loại giấy này sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, bị tước GPLX từ 1 - 3 tháng. Trường hợp không mang theo chứng nhận đăng kiểm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Đã lái xe thì không uống bia rượu

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 16 đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 đến 24 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 4 đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 16 đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 đến 24 tháng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du xuân bằng xe cơ giới, điều cần chú ý kẻo bị phạt