Hít khí dung không xâm lấn là một phương pháp được các nhà khoa học Mỹ phát triển để đưa RNA thông tin (mRNA) vào phổi, khiến các tế bào sản xuất ra protein cần thiết giúp trị các bệnh di truyền gây tổn thương những tế bào biểu mô của phổi, chống lại bệnh hen suyễn…

Đưa RNA thông tin (mRNA) vào phổi qua đường xịt để trị hen suyễn

Vũ Trung Hương | 07/01/2019, 12:03

Hít khí dung không xâm lấn là một phương pháp được các nhà khoa học Mỹ phát triển để đưa RNA thông tin (mRNA) vào phổi, khiến các tế bào sản xuất ra protein cần thiết giúp trị các bệnh di truyền gây tổn thương những tế bào biểu mô của phổi, chống lại bệnh hen suyễn…

Theo tạp chí Advanced Materials, các nhà khoa học ở Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ)đã phát triển một phương pháp mới không xâm lấn để cung cấp RNA thông tin (mRNA) vào phổi qua đường xịt. Bây giờ các phân tử này có thể được hít vào để các protein cần thiết cho điều trị được sản sinh ngay trong các tế bào phổi.

Được biếtRNA thông tin (viết tắt là mRNA, còn được gọi là khuôn mẫu)là một loại ARN đóng vai trò khuôn mẫu để sản xuất protein theo hướng dẫn được ghi trong gien.Vì thế, người ta còn có thể gọi nó là ARN liên lạc hoặc ARN làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Một khi đưa được chúng vào cơ thể, có thể buộc các tế bào sản xuất ra protein cần thiết để trị bệnh. Tuy nhiên, RNA bên trong cơ thể dễ dàng bị hủy hoại.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này bằng một vật liệu gọi là polyethylenimine, giúp ổn định RNA để bệnh nhân có thể nạp vào cơ thể dưới dạng thuốc xịt. Nhưng có trở ngại là polyethylenimine trong cơ thể có thể bị phân hủy và tích tụ lại gây ra tác dụng phụ. Do vậy, thay vào đó, các nhà sinh học đã đề xuất dùng các polymer có tênbeta amino estergiúp hình thành các quả cầu 150nm có thể mang mRNA. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tính hiệu quả của phương pháp này trên những con chuột thí nghiệm, được cho hít khí dung. Kết quả, trong suốt 24 giờ, các tế bào phổi của những con chuột đã tạo ra một loại protein phát sáng.

Nếu thu được hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng, kỹ thuật này sẽ giúp điều trị các bệnh di truyền gây tổn thương nhữngtế bào biểu mô của phổi, chống lại bệnh hen suyễn và các bệnh khác mà y học hiện nay coi là không thể chữa được.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa RNA thông tin (mRNA) vào phổi qua đường xịt để trị hen suyễn