Đức kỳ vọng điện gió sẽ giúp thay thế nhiên liệu hóa thạch. Nhưng người bảo vệ môi trường nói đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực này là phớt lờ cuộc khủng hoảng môi trường.

Đức khai thác điện gió, nhà bảo vệ môi trường lo sợ cho rừng cổ

Bảo Vĩnh | 20/02/2023, 12:10

Đức kỳ vọng điện gió sẽ giúp thay thế nhiên liệu hóa thạch. Nhưng người bảo vệ môi trường nói đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực này là phớt lờ cuộc khủng hoảng môi trường.

berlin-wind-imago.jpg
Tua bin điện gió ở rừng cổ Reinhardswald - Ảnh: Imago Images

Tại bang Hesse hiện có “Lâu đài Người đẹp ngủ trong rừng”, tức tòa lâu đài Sababurg ngự trên một ngọn đồi ngay giữa cánh rừng cổ Reinhardswald, nơi được cho là đã đem lại cảm hứng anh em nhà Grimm sáng tác nên nhiều chuyện cổ tích.

Tuy nhiên, người dân địa phương đang lo ngại cho số phận của tòa lâu đài xây hồi thế kỷ 14 với những vườn hoa hồng đẹp đẽ và các tòa tháp và cánh rừng cổ Reinhardswald có diện tích 20.000ha: chúng có thể bị xóa bỏ để nhà thầu điện lực Ralf Paschold dựng 18 trụ tua bin gió trên 14ha đất rừng.

Paschold là người ở vùng này, đã xây nhiều trại điện gió ở Đức, Pháp và Canada. Công ty của ông chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch lớn đánh thức lĩnh vực điện gió trong nước của Đức.

Đức hiện là một nước lớn về mảng điện này, với gần 30.000 trụ tua bin điện gió ngoài khơi và chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để đáp ứng mục tiêu đối phó biến đổi khí hậu của Đức.

Hiện tại, Đức mới chỉ phê duyệt 0,8% diện tích dành cho mảng điện gió ngoài khơi. Chính phủ Đức mong muốn từ năm 2032 sẽ có 2% diện tích đất dành cho mảng này, điều có nghĩa sẽ lắp đặt từ 1.000 đến 1.500 tua bin mới/năm (hoặc là từ 4 đến 5 tua bin/ngày) kể từ năm 2030, theo tuyên bố của Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Đức cần mảng điện gió để đạt mục tiêu trung hòa carbon từ năm 2045, một mục tiêu mà nước này hiện có nguy cơ không đạt đến, theo nhiều nghiên cứu cho thấy. Đức cũng chưa đạt các mục tiêu kéo giảm khí thải nhà kính trong liên tiếp hai năm qua, theo tổ chức nghiên cứu Agora Energiewende.

Hồi tháng 2, Bộ trưởng Kinh tế và khí hậu Đức Robert Habeck nói: “Nếu Đức không đạt các mục tiêu khí hậu, chúng tôi sẽ không thể kêu gọi các nước khác đạt đến mục tiêu của họ”.

Người ngoài cuộc có thể bị bất ngờ nếu biết việc rất khó dựng một tua bin điện gió ở Đức. Nhà thầu Paschold nói với báo Deutsche Welle (DW): “Khâu xin giấy phép phải mất 2 năm rưỡi vì quy trình xét duyệt rất khó khăn”.

Chính quyền cấp bang ở Đức có trách nhiệm đề xuất những không gian có thể dựng tua bin điện gió. Nhưng các quyết định này thường vấp phải sự phản đối mãnh liệt của dân địa phương vốn không thích có trụ điện gió sát nhà họ vì sợ nguy hiểm cho sức khỏe, hoặc vì họ sợ mất những cảnh quan của những điểm văn hóa như lâu đài Sababurg.

berlin-dpa-2.jpg
Lâu đài Sababurg là cảm ứng cho chuyện cổ tích Grimm - Ảnh: DPA

Các quy định phức tạp, việc thiếu nhân viên chính phủ lo xúc tiến khâu giấy tờ, và nỗ lực tránh để tua bin điện gió sát gần nơi ở tự nhiên của thú vật (như dơi, chim, kỳ nhông nhỏ, chuột sóc) cũng khiến cản trở sự phát triển mảng điện gió theo đúng ý muốn của chính phủ Đức, ông Paschold nói và cam kết sẽ bảo vệ các loài thú một khi ông được cho phép xây tua bin điện gió tại cánh rừng cổ Reinhardswald.

Nhưng ông cũng biết rất khó thực hiện cam kết. Dự án của riêng ông hiện bị “treo” trong khi chờ một tòa án xem xét liệu việc dựng tua bin điện gió ở rừng cổ Reinhardswald có gây quá nhiều rủi ro cho đàn chuột sóc ở rừng này hay không.

Tại một góc rừng, nơi mà một tua bin của nhà thầu Paschold sẽ được dựng, nhà bảo tồn môi trường Annette Muller-Zietzke nói tổ chức Cứu rừng Reinhardswald muốn chặn các turbin điện gió không mọc lên nữa.

Bà vừa chỉ vào những cây sồi mới bắt đầu mọc lên giữa những gốc cây và bụi rậm là nơi chuột thích ẩn nấp, vừa nói: “Về mặt pháp lý, khu vực này là rừng, miễn là tất cả những thứ này đều ở đây. Trong một khu rừng được bảo vệ như thế này, bạn thậm chí không được phép dựng lều vì nó có thể gây rủi ro cho môi trường sống của các loài động vật sống ở đó”.

Bà Muller-Zietzke cho biết thêm rằng không có người nào sẵn sàng chọn sống ngay dưới tua bin điện gió. Nhưng bà lo ngại các vấn đề môi trường quan trọng khác đang bị hy sinh để đạt được các mục tiêu gió đầy tham vọng của đất nước.

Quy trình cấp phép kéo dài, thời gian xây dựng kéo dài, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát vẫn đang ảnh hưởng lớn đến tỷ suất lợi nhuận của các trại điện gió.

Nhưng với nhiệm vụ của chính phủ Đức là xem xét quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, đây có vẻ là một sự đánh cược chắc chắn về lâu dài cho những người sẵn sàng đầu tư, ngay cả khi gặp nhiều trở ngại.

Nhà thầu Paschold Paschold cho rằng xây tua bin điện gió trong rừng là phù hợp hoàn cảnh: “Chúng ta lâm tình trạng Trái đất nóng lên cùng rất nhiều vấn đề khác. Chúng ta cần có thêm điện, chúng ta đều muốn có xe chạy bằng điện. Vậy thì hãy cứ xây các tua bin điện gió và chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong 30 năm nữa. Có lẽ đến lúc đó chúng ta sẽ có ý tưởng tốt hơn thay vì sản xuất điện bằng tua bin gió. Và nếu chúng ta có ý tưởng tốt hơn đó, tôi có thể phá hủy các tua bin này trong chỉ vài ngày”.

Theo Deutsche Welle
Copy Link
Bài liên quan
Ba Lan chấn chỉnh việc tùy tiện xây dựng công trình điện gió
Tới lúc này không có thêm turbin điện gió nào được xây ở Ba Lan, do chính phủ đã có luật mới để chấm dứt tình trạng khai thác điện gió ngoài khơi rất vô trật tự.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức khai thác điện gió, nhà bảo vệ môi trường lo sợ cho rừng cổ