Thụy Sĩ đã nhận được hai yêu cầu từ Đức về việc chuyển tiếp đạn dược từ Thụy Sĩ đến Ukraine. Cả hai lần đó, Thụy Sĩ lạnh lùng dùng luật ngáng đường.

Đức không thể viện trợ vũ khí cho Ukraine vì bị Thụy Sĩ dùng luật ngáng đường

Anh Tú | 25/04/2022, 17:12

Thụy Sĩ đã nhận được hai yêu cầu từ Đức về việc chuyển tiếp đạn dược từ Thụy Sĩ đến Ukraine. Cả hai lần đó, Thụy Sĩ lạnh lùng dùng luật ngáng đường.

Thụy Sĩ không cho phép xuất khẩu vũ khí và đạn dược do nước này sản xuất qua Đức sang Ukraine. Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế của Thụy Sĩ (SECO) đã từ chối yêu cầu của Đức liên quan đến việc xuất khẩu đạn dược của Thụy Sĩ sang Ukraine.

Phát ngôn viên của SECO, Fabian Mayenfisch, giải thích với nhật báo "Sontagszeitung" rằng tổ chức này đã nhận được hai yêu cầu từ Đức về việc chuyển tiếp đạn dược từ Thụy Sĩ đến Ukraine. Đức trước giờ vốn từ chối giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine và theo giới truyền thông Thụy Sĩ, nguyên nhân là do phía Đức không thể chuyển đạn cho loại xe chiến đấu bọc thép "Marder" mà Ukraine mong muốn.

Cụ thể, nhà máy sản xuất loại đạn "Reinmetal" được đặt ở Thụy Sĩ. SECO từ chối chuyển đạn dược được sản xuất ở Thụy Sĩ sang Ukraine. Tất cả các yêu cầu của Berlin đều bị từ chối, để bảo vệ nguyên tắc trung lập của Thụy Sĩ.

Thái độ này của Bern khiến các nhà chức trách Đức, chẳng hạn như các chính trị gia thuộc đảng Xanh, như Mariluise Beck, đã cáo buộc Thụy Sĩ phải chịu trách nhiệm chung về việc Đức không thể giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine.

Theo giới truyền thông, luật ngăn SECO cấp giấy phép, vì luật cấm xuất khẩu vũ khí và đạn dược cho các quốc gia đang diễn ra xung đột vũ trang nội bộ hoặc quốc tế, đó cũng là trường hợp của Ukraine. Ngoài ra, các quốc gia mua vũ khí hoặc đạn dược từ Thụy Sĩ cam kết không xuất khẩu chúng nếu không có sự chấp thuận của Bern.

Tuy nhiên, không phải nước nào cũng tuân thủ điều đó, chẳng hạn như Anh. Việc Anh chuyển tiếp các tên lửa chống tăng, có đầu đạn từ Thụy Sĩ, cho Ukraine. Vương quốc Anh sau đó đã sử dụng lỗ hổng trong luật, trong đó quy định rằng các bộ phận riêng lẻ của vũ khí không cần phải có sự chấp thuận đặc biệt của Thụy Sỹ.

Trên thực tế, chính Đức cũng không hề muốn viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Đức Der Spiegel, được xuất bản hôm 22.4, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói nhiều về vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine và nêu lý do Đức không muốn viện trợ vũ khí hạng nặng.

Cụ thể, Thủ tướng Scholz nói "chúng ta phải suy nghĩ lạnh lùng" vì Đức "có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh ở châu Âu". Mặc dù những người chỉ trích ông cho rằng ông sợ gửi vũ khí hạng nặng, nhưng ông đã lập trường rằng đây "không phải là vấn đề sợ hãi mà là trách nhiệm chính trị", đồng thời nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng việc Đức hay NATO tiến hành chiến tranh là điều thích hợp.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng có những yếu tố kỹ thuật nên tốt nhất là Ukraine không nên trông chờ vào vũ khí từ Đức.  Scholz giải thích: "Các thiết bị quân sự phải được vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể mà không cần huấn luyện kéo dài, bổ sung hậu cần và sử dụng binh lính từ các quốc gia trong khối. Cách nhanh nhất để làm điều này là sử dụng vũ khí còn sót lại của quân đội Liên Xô cũ, vốn quen thuộc với người Ukraine”, đồng thời ông chỉ ra rằng những vũ khí đó chủ yếu do các thành viên NATO ở Đông Âu sở hữu.

Nhìn xa hơn thì Đức cũng không muốn đẩy quan hệ ngoại giao với Nga quá căng thẳng. Hồi tháng trước, khi Ba Lan ngỏ ý chuyển máy bay MiG-29 của họ sang căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Đức để từ đó Mỹ có thể chuyển giao cho Ba Lan thì không chỉ Mỹ mà cả Đức phản đối ý tưởng này.

Ngày 28.2, Thụy Sĩ đã có bước đi hiếm gặp và được đánh giá là thay đổi nguyên tắc trung lập khi tuyên bố áp đặt trừng phạt Nga liên quan tới chiến dịch quân sự hiện nay của Moskva ở Ukraine.

Chính phủ Thụy Sĩ khẳng định: "Thụy Sĩ sẽ phối hợp với EU thực thi các biện pháp trừng phạt này, chủ yếu là các biện pháp trừng phạt về hàng hóa và tài chính". Tuy nhiên, những biện pháp này cũng bao gồm việc đóng băng tài sản của các cá nhân và công ty của Nga.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Ueli Maurer nói rằng tài sản của những nhân vật nằm trong “danh sách đen” của Brussels, bao gồm Tổng thống Putin, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đã "bị đóng băng ngay lập tức". Bộ trưởng Tư pháp Karin Keller-Sutter thông báo thêm Thụy Sĩ đồng thời đã cấm nhập cảnh đối với 5 nhà tài phiệt có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngoài việc phong tỏa tài sản, Thụy Sĩ cũng sẽ đóng cửa không phận nước này với máy bay Nga và không cho phép những cá nhân có quan hệ thân cận với Tổng thống Putin nhập cảnh vào Thụy Sĩ. Bern sẽ gửi viện trợ tới Ba Lan để giúp đỡ những người tị nạn Ukraine lánh nạn.

Tuy nhiên, Thụy Sĩ chỉ trừng phạt Nga ở khía cạnh kinh tế và quyết không từ bỏ nguyên tắc trung lập trong quân sự.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức không thể viện trợ vũ khí cho Ukraine vì bị Thụy Sĩ dùng luật ngáng đường