Mặc dù đã có quy định không được giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhưng hầu hết các học sinh trên địa bàn Hà Nội đều phải "gánh" thêm các loại phiếu làm thêm hoặc các bài tập đi kèm.

Đừng để trẻ em mất đi tuổi thơ vì bài tập về nhà

Haiyen | 28/11/2016, 16:06

Mặc dù đã có quy định không được giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, nhưng hầu hết các học sinh trên địa bàn Hà Nội đều phải "gánh" thêm các loại phiếu làm thêm hoặc các bài tập đi kèm.

Bài tập về nhà cho học sinh - nỗi khổ của bố mẹ

"Dù có quy định không được giao bài tập về nhà chohọc sinh tiểu học nhưng hầu hết các học sinh đều phải làm bài tập theo phiếu chỉ dẫn. Nếu không có phiếu chỉ dẫn thì học sinh phải tự ôn bài hoặc viết chính tả theo sổ liên lạc điện tử cô giáo nhắn về. Tuy con mới họclớp 1 nhưng có lúc tôi phải kèm tới 11 giờ đêm mớihoàn thành". Đó là một lời chia sẻ của phụ huynhcó con theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.

Dùkhông thích lắm việcgiáo viên giao bài tập về nhà cho con, nhưng nhiềuphụ huynh lại lo lắng việc con mình sẽ học kém đi nếu không có sự hướng dẫn thêm của các giáo viên. “Tôi khá lo lắng vì sức học của con mình không được tốt docháu ham chơi. Nhiều khitrên lớpcháu lười học và chỉ tập trung khi có các tiết thể dục. Bài tập trên lớpcháu ít khi hoàn thành hết. Chính vì vậy, việc các giáo viên giaobài tập về nhà cũng là cách giúp cháu chuẩnbị bài tốt hơn cho ngày mai”,chị Hương Lài có con đang theo học tại Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy cho hay.

Giáo viên giao bài tập về nhà chohọc sinh tiểu học thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc lời nhắn với bố mẹ

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Dũng, chuyên gia của một chuyên trang giáo dụccho biết: "Khi trẻ đi học đã phải học rất nhiều từ sáng đến tối, thời gian nghỉ ngơi hàng ngày của các cháu là rất ít. Học sinh không có thời gian vui chơi để phát triển toàn diện các kỹ năng sống của mình. Đến thứ 7, Chủ nhật các cháu lại phải đi học năng khiếu, điều này sẽ gây quá tải cho học sinh làm mất đi tuổi thơ của các cháu. Tôi thiết nghĩ đừng để tuổi thơ của các emphải mất đi chỉ vì chữ: bài tập về nhà".

Ông Dũng cho rằngcác phụ huynh hay giáo viên không nên lấy lý do là con mình học kém để giao bài tập về nhà, vì hầu như lớp nào cũng có các giáo viên trợ giảng có trách nhiệm hướng dẫn cho các học sinh chưa tập trung hoặc chưa hoàn thành phiếu bài tập.

Ngay chính khoảng thời gian phụ huynh đón con, khi các học sinhngồi chờ thìvẫn được các cô giáo giữ lại để hoàn thành các bài tập dang dở. Chính vì thế việc giao bài tập về nhà cho các học sinh tiểu học là điều hoàn toàn không nên.

Không giao bài tập về nhà, học sinh vui - giáo viên khổ

Theo quy định, các giáo viên không được giao bài tập về nhà cho học sinh. Học sinhchỉ học dưới sự hướng dẫn của các giáo viên để hoàn thành nội dung học tập ngay tại lớp. Tuy nhiên, điều nàyphụ thuộc vàosức học của từng học sinh.

Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị H. (giáo viên Trường tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Mặc dù các học sinh lớp 2 mà cô phụ trách có ý thức học tập nhưng các emvẫn còn ham chơi, nhiều em không thể theo kịp các bạn trong lớp. Nhiều khi chính côphải đưa phiếu bài tập về nhà hoặc nhắn cho bố mẹkèm thêm cho các emvề chính tả, làm văn. "Tôi khôngmuốngiaobài tập về nhà cho các em, nhưng sức học của học sinh thời gian đó sút hẳn, các em lười viết bài và cũng không chịu làm bài như hướng dẫn của cô giáo trên lớp. Dothời gian hướng dẫn các em trên lớp không đủ nên tôiphải giao phiếu bài tập và nhờ bố mẹ kèm thêm cho các emvề chính tả".

Một giáo viên tại Trường tiểu học Nam Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ, thực tế một phần việc ép học là do tâm lý học để thi từ phía cha mẹ học sinh đã tác động đến việc dạy học ở các trường. Gần ngày thi, học sinh phải học dồn dập nhưng thi xong thì các cháu và gia đình đều có tâm lý "nghỉ xả hơi" nên mới có tình trạng như thế.

Vài năm trở lại đây, việc đánh giá xếp loại học sinh chỉ căn cứ vào các lần kiểm tra định kỳ.

Trao đổi về vấn đề này, giáo sư Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐTcho hay: “Học sinh tiểu học từ lớp 1, 2, 3 không nên giao bài tập về nhà, bởi các cháu chỉ mới từ 6 - 9 tuổi, còn quá nhỏ. Một ngày các cháu đã học ở trường 9 - 10 tiếng đồng hồ rồi, thể lực của các cháu chỉ nên làm việc như vậy. Muốn để cho trí óc trẻ thơ phát triển người ta đã phải tính toán đến thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học cho các cháu”.

GS Hạc nói thêm vấn đề cấm không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học đã được khoa học, cũng như cơ quan quản lý giáo dục nghiên cứu từ rất nhiều năm nay. Ởcác nước tiên tiến họ cũng không hề giao bài tập về nhà cho các học sinh.

Mới đây, các giáo viên tạiMỹ cũng đã tiến hành những chiến dịch “nói không” với bài tập về nhà. Họ cho rằng bài tập về nhà cũng có xu hướng gây “ô nhiễm” cuộc sống gia đình và giảm khả năng thành công trong cuộc sống. Trẻ em cần không gian và sự tự do chứ không phải áp lực cho điểm số, thành tích. Trong những hoạt động không định hướng, trẻ sẽ tự khám phá ra sở thích có thể theo chúng suốt đời.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng để trẻ em mất đi tuổi thơ vì bài tập về nhà