Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, trong đó có E.coli. Nếu để thớt bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu.

Dùng thớt sai cách cũng có thể rước bệnh

La Hường | 05/09/2018, 17:55

Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, trong đó có E.coli. Nếu để thớt bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và rất khó để loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu.

Đề phòng nhiễm bệnh từ thớt, các bà nội trợ nên bỏ thói quen dùng thớt sau đây:

Dùng chung thớt cho cả đồ sống và chín

Đây là thói quen bạn nên từ bỏ càng sớm càng tốt vì nó rất có hại cho sức khỏe. Thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng… Nếu dùng chung thớt này để cắt thực phẩm chín thì những vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…

Vệ sinh thớt không đúng cách

Sau khi sử dụng, nhiều người thường chỉ rửa sạch thớt bằng nước lạnh rồi treo lên để ráo nước. Tuy nhiên, cách làm này không thể loại bỏ hết những vi khuẩn tích tụ trên thớt. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn cần rửa thớt bằng nước ấm hoặc nước nóng.

Ngoài ra, bạn nên tránh lạm dụng các chất tẩy rửa hóa học mà nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để vệ sinh thớt như: giấm, chanh, muối…

Dùng một chiếc thớt quá lâu

Nhiều chị em nội trợ có thói quen chỉ thay vật dụng nhà bếp khi chúng đã hỏng. Tuy nhiên, thớt sử dụng quá lâu sẽ khiến mặt thớt có nhiều vết nứt, khi chế biến thực phẩm dễ dính lại tạo môi trường để vi khuẩn phát triển.

Chính vì vậy, bạn nên thay thớt sau thời gian 6 tháng đến 1 năm sử dụng, tùy mức độ sử dụng nhiều hay ít,để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây bệnh cho cả gia đình.

Sử dụng cả hai mặt thớt

Nhiều người thường ý thức được tác hại của việc sử dụng thớt cho tất cả các món sống, chín. Chính vì thế, họ thường dùng hai mặt của thớt, mặt này thái thực phẩm sống, mặt kia cắt thức ăn chín.

Trên thực tế, mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp thường là nguồn nhiễm bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn đã bám vào mắt dưới của thớt. Vì thế, bạnchỉ nên sử dụng một mặt của thớtmà thôi nhé!

Dùng thớt có kích thước quá nhỏ

Để tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi, hoặc bạn thích những vật dụng nhỏ xinh chẳng hạn, vì vậy bạn sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Do diện tích bề mặt thớt quá nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài bám vào thức ăn.

Thớt luôn ẩm ướt

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho thớt khô bằng khăn sạch trước khi treo lên giá. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các vi khuẩn, các mầm bệnh.

Hà Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng thớt sai cách cũng có thể rước bệnh