Được khán giả “nuôi” - có thể là mơ ước của bất cứ người nghệ sĩ nào, vì đó là sự khẳng định vị trí của người nghệ sĩ trong lòng khán giả và nếu không được khán giả “nuôi” thì có lẽ, họ sẽ gặp khó khăn trong lao động nghệ thuật.

Được khán giả ‘nuôi’, người nghệ sĩ càng nên hãnh diện

Tiểu Vũ | 17/05/2021, 17:37

Được khán giả “nuôi” - có thể là mơ ước của bất cứ người nghệ sĩ nào, vì đó là sự khẳng định vị trí của người nghệ sĩ trong lòng khán giả và nếu không được khán giả “nuôi” thì có lẽ, họ sẽ gặp khó khăn trong lao động nghệ thuật.

Xuất phát từ chia sẻ của đạo diễn Bùi Quốc Bảo về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và khán giả đã kéo theo một cuộc tranh cãi gần như không có điểm dừng xung quanh câu chuyện "khán giả có nuôi nghệ sĩ không?.

Theo quan điểm của đạo diễn Bùi Quốc Bảo là do giới nghệ sĩ mang trong đầu quan điểm “được nuôi, được cho” nên vị trí của nghệ sĩ trong mắt xã hội rất thấp, rất dễ bị tổn thương dù được bao biện bằng vỏ bọc hâm mộ”.

Từ lập luận trên Bùi Quốc Bảo kêu gọi: “Xã hội cần chấm dứt quan điểm lạc hậu là nuôi nghệ sĩ đi nhé. Thời buổi này, tay làm hàm nhai không ai nuôi ai đâu ạ”.

Quan điểm nói trên của Bùi Quốc Bảo ngay lập tức đã nhận được nhiều luồng ý kiến phản hồi tiêu cực từ đại đa số khán giả. Ngay trong giới nghệ sĩ, đồng nghiệp của Bùi Quốc Bảo cũng “rạch đôi chiến tuyến” chia làm hai “phe” bên với những tranh luận trái chiều, một bên đồng ý với Bùi Quốc Bảo, bên còn lại khẳng định “khán giả nuôi nghệ sĩ là một thực tế không thể phủ nhận”.

Câu chuyện của đạo diễn Bùi Quốc Bảo chắc chắn sẽ tiếp tục gây tranh cãi nếu như quan niệm “khán giả nuôi nghệ sĩ” không được hiểu một rạch ròi. 

Khán giả có trực tiếp “nuôi” nghệ sĩ hay không? Chắc chắn là không rồi, vì nghệ sĩ cũng là người lao động để nuôi chính mình như bao nghề nghiệp khác. Nhưng nếu nhìn ở góc độ về nghề nghiệp trong xã hội thì "nghề" của người nghệ sĩ mang tính đặc thù. Đối tượng phục vụ của nghệ sĩ chính là khán giả. Nếu nói rộng ra là sứ mệnh của người nghệ sĩ chính là phục vụ công chúng.

Công chúng là đối tượng trung tâm trong quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì vậy nghệ sĩ sẽ không còn được “nuôi”, nếu như họ ngừng lao động sáng tạo.

Có thể, người nghệ sĩ chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa đẹp đẽ của câu nói “khán giả nuôi nghệ sĩ” chính vì vậy, họ nghĩ rằng vị trí của mình trở nên “rất thấp trong xã hội”. Đó là quan niệm chưa "chuẩn mực" của một số nghệ sĩ hiện nay.

Câu nói "khán giả nuôi nghệ sĩ" ở đây không nằm trong ý nghĩa là nghệ sĩ được khán giả nuôi nấng hay trả lương trực tiếp. "Nuôi" hiểu theo nghĩa rộng là nuôi dưỡng, dung dưỡng bảo bọc thương yêu và đồng hành cùng người nghệ sĩ và thông qua hình thức gián tiếp như mua vé xem các chương trình, chia sẻ, giới thiệu lan truyền sản phẩm của nghệ sĩ trong cộng đồng. 

Người nghệ sĩ được khán giả “nuôi” chứng tỏ sản phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ đó được công chúng đón nhận và cảm thụ được.  Đó cũng là thước đo giá trị sáng tạo của người nghệ sĩ. 

Được khán giả “nuôi” không làm cho vị trí người sĩ thấp kém hơn, trái lại, là thước đo hình ảnh người nghệ sĩ trong lòng khán giả.

hung1-6c42b-1-.jpg
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng  ôm thùng quyên góp xuống từng hàng ghế khán giả để kêu gọi quyên góp giúp đỡ nhạc sĩ Vinh Sử chữa bệnh - Ảnh: T.V 

Năm 2014, nhạc sĩ Vinh Sử lâm vào cảnh bệnh tật. Một nhóm nhà báo ở TP.HCM đứng ra tổ chức đêm nhạc để kêu gọi khán giả giúp đỡ ông có tiền chữa bệnh ung thư trực tràng.

Đêm nhạc lấy tên "Gõ cửa trái tim" tổ chức vào ngày 28.8.2014 tại phòng trà Nam Quang để kêu gọi khán giả quyên góp giúp đỡ ông. Trong đêm đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã mang thùng trực tiếp từng hàng ghế khán giả kêu gọi sự đóng góp của từng người.

Kết quả sau đêm nhạc, tính cả tiền bán vé, tiền quyên góp tại chỗ, tiền khán giả trong và ngoài nước gửi về giúp nhạc sĩ tổng cộng được gần nửa tỷ đồng. 

Nhờ số tiền này, nhạc sĩ Vinh Sử đã chữa khỏi bệnh, sau đó ông vượt qua khó khăn. Hiện tại ông sống khỏe và ổn định nhờ tiền bản quyền âm nhạc.

Ông trả ơn cuộc đời, trả ơn khán giả bằng cách tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hay sau khi vượt bệnh tật. Trong những lúc trò chuyện với báo chí ông luôn miệng nhắc: "Nhờ khán giả mà tôi sống đến ngày hôm nay" sau đó, mới nhắc đến sự giúp đỡ của báo chí và đồng nghiệp. 

Người viết bài nhắc lại câu chuyện này không có ý khơi lại quá khứ khó khăn của nhạc sĩ Vinh Sử, nhưng ít nhất cũng cho thấy, khán giả luôn đồng hành thương yêu nghệ sĩ, nhất là khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. 

Nếu lên Google tìm kiếm, chúng ta sẽ thấy vô số những đêm nhạc, những chương trình giúp đỡ nghệ sĩ khó khăn như đã làm với nhạc sĩ Vinh Sử. Điều đáng quý là, nhờ sự giúp đỡ của khán giả mà nhiều nghệ sĩ đã vượt qua khó khăn hoạn nạn để tiếp tục theo đuổi đam mê nghệ thuật của họ. 

Cái tình của khán giả dành cho nghệ sĩ không thể dùng phép tính đơn giản bằng cách quy đổi thành: Nghệ sĩ là người bán - Khán giả là người mua, để rồi thốt lên: “Tôi có sản phẩm, anh chị thích thì thưởng thức, không thích thì thôi. Chúng ta ngang hàng với nhau’. 

Vượt lên trên những giá trị đó là tình cảm, là sự trân trọng và yêu mến của khán giả dành cho nghệ sĩ và ngược lại, người nghệ sĩ có những cống hiến hết mình để phục vụ cho khán giả.

Bài liên quan
Xúc động đêm nhạc Vinh Sử
Đêm nhạc Vinh Sử với chủ đề Gõ cửa trái tim diễn ra tối 9.1 để lại nhiều nhiều cảm xúc sâu lắng thông qua những sáng tác bolero bất hủ đi sâu vào trái tim hàng triệu người yêu nhạc, cùng những giọng ca vàng son gắn liền với các nhạc phẩm của ông vua nhạc sến Vinh Sử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Được khán giả ‘nuôi’, người nghệ sĩ càng nên hãnh diện