Các nghiên cứu về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan - EU sẽ được trình Chính phủ Thái Lan trong tháng 11 tới.
Tờ Bangkok Post hôm kia đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) chính thức tuyên bố kế hoạch nối lại các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với Thái Lan, vốn bị đình trệ từ sau cuộc chính biến năm 2014. Lý do để EU có kế hoạch nối lại đàm phán là Thái Lan đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 3.
Ngay lập tức, phía Chính phủ Thái Lan cũng thể hiện quyết tâm thúc đẩy việc tìm hiểu các cơ hội và thách thức về triển vọng khôi phục các cuộc đàm phán đôi bên, để FTA song phương trở thành hiện thực.
Bà Auramon Supthaweethum - Vụ trưởng Đàm phán thương mạicam kếtcác nghiên cứu về FTA giữa Thái Lan - EU sẽ được trình Chính phủ Thái Lan trong tháng 11 tới.
EU là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn thứ 4 của Thái Lan.FTA Thái Lan - EU sẽ giúp Thái Lan mở rộng thị trường cho hàng hóa của mình, nhất là ở lĩnh vực nông sản, chế biến, may mặc, ôtô và phụ tùng, đồng thời thu hút thêm đầu tư nước ngoài từ EU.
Hồi tháng 6, bà Cecilia Malmstrom - Ủy viên Thương mại EUchia sẻ rằngthỏa thuận FTA vớiViệt Nam là “cột mốc quan trọng” nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán với 4 nước Đông Nam Á khác là Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với các giao dịch song phương trị giá khoảng 263 tỉ USD. EU cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN, đã rót tổng cộng 374 tỉ USD vốn FDI vào khu vực này, tính tới cuối năm 2017.
Vấn đề là (FTA) sẽ mang lại sự đầu tư cho những quốc gia đã ký và lấy đi nguồn tài trợ tiềm năng từ những nước không ký thỏa thuận. FTA của EU với Singapore và với Việt Nam được đánh giá là sẽ giảm thuế trên đa số mặt hàng xuất khẩu từ các nước này sang EU.
Văn phòng Chiến lược và Chính sách Thương mại Thái Lan từng phải cảnh báo,những nhà sản xuất xe hơi và lắp ráp linh kiện công nghệ nước này có thể sẽ chuyển nhà máyđến Việt Nam để hưởng lợi từ việc xuất khẩu miễn thuế đến các thị trường EU.
Như thế 4 nước Đông Nam Á nói trên có nguy cơ tụt lại phía sau vì không có thỏa thuận riêng. Nhưng việcđàm phán với EUkhông dễ dàng, mỗi nước đều có bất đồng chưa thể giải quyết với EU.
Các cuộc thảo luận thương mại với Malaysia đặc biệt khó khăn. Những cuộc đàm phán đã bị hoãn lại từ năm 2012, chỉ 2 năm sau khi bắt đầu và hiện khó có thể tiếp tục. Lý do là Malaysia đe dọakiện EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi Brussels muốn ngừng nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia và Malaysia vào năm 2030 vì lo lắng về môi trường.
Indonesia và Malaysia lần lượt là nơi sản xuất dầu cọ lớn nhất và thứ hai thế giới.Những cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại giữa Indonesia với EU cũng gặp vấn đề khúc mắc tương tự, chúng được bắt đầu từ 2016, dự kiến tiếp tục trong năm 2019 này.
Thi Anh tổng hợp