Với doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 đạt hơn 338.500 tỉ đồng, EVN ghi nhận khoản lãi sau thuế cũng khá cao, ở mức hơn 6.817 tỉ đồng. Ngoài doanh thu và lợi nhuận đều tăng thì khoản nợ của tập đoàn này cũng là điều được dư luận quan tâm.

Với doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 đạt hơn 338.500 tỉ đồng, EVN ghi nhận khoản lãi sau thuế cũng khá cao, ở mức hơn 6.817 tỉ đồng. Ngoài doanh thu và lợi nhuận đều tăng thì khoản nợ của tập đoàn này cũng là điều được dư luận quan tâm.

Năm 2018, EVN lãi hơn 6.800 tỉ đồng - Ảnh: Internet

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018. Theo đó, EVN có "bức tranh" sản xuất kinh doanh tương đối khả quan, doanh thu tăng 13% so với năm trước đó, đạt hơn 338.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, chi phí tài chính trong năm lại tăng tương đối cao 6.800 tỉ đồng lên 29.055 tỉ đồng. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, EVN ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hơn 7.700 tỉ đồng, gấp gần 3 lần so với năm trước đó. Ngoài ra, lãi vay đã trả trong năm gần 18.900 tỉ đồng.

Sau khi trừ giá vốn hơn 285.000 tỉ đồng và các khoản chi phí tài chính thì "ông lớn" ngành điện lực thu về khoản lãi hơn 6.817 tỉ đồng, tăng hơn 220 tỉ đồng so với năm 2017.

Kết thúc năm 2018, EVN có khoản nợ phải trả ở mức 489.058 tỉ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 121.623 tỉ đồng, nợ dài hạn là 367.434 tỉ đồng.

Điều này cũng khiến cho chi phí lãi vay EVN phải trả trong kỳ tăng từ 3.768 tỉ lên trên 3.866 tỉ đồng, tăng gần 100 tỉ so với năm 2017. Trong năm 2018, EVN cũng phải chi 64.055 tỉ đồng để trả nợ gốc (tăng 40% so với năm trước đó).

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của EVN đến hết năm ngoái ở mức 217.446 tỉ đồng, tăng nhẹ 2,3% sau một năm.

Hiện tổng giá trị tài sản cuối kỳ của EVN đạt 706.504 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản cố định (chiếm 71%). Ngoài ra, EVN còn có lượng tiền mặt và tiền gửi hơn 89.657 tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu vẫn duy trì ở mức 2,2 lần, tương đương cuối năm 2017.

Từ ngày 20.3 vừa qua, EVN đã tăng giá điện lên thêm 8,36% để có tiền trả cho các nhà cung cấp nguyên liệu. Năm 2019, tập đoàn này đặt mục tiêu điện sản xuất và mua đạt 232,5 tỉ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018.

Dự báo năm 2019 sẽ là năm khó khăn đối với EVN do hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện, nhiều hồ thủy điện, đặc biệt tại miền Trung không tích đủ nước dẫn tới sản lượng thủy điện thiếu hụt. Các yếu tố thị trường đầu vào của sản xuất điện biến động theo xu hướng bất lợi, trong đó giá than, giá khí trong bao tiêu dự kiến tăng trong năm 2019...

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Công ty Điện lực Vĩnh Long thực hiện tốt chuyên đề '70 năm EVN - Tự hào truyền thống ngành điện lực Việt Nam'
Xác định cung cấp điện ổn định và chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, hằng năm, Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long) không ngừng đầu tư, ứng dụng công nghệ lĩnh vực kỹ thuật, tự động hóa lưới điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN đang nợ bao nhiêu?