Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết các khoản chênh lệch tỷ giá thông thường sẽ phải hạch toán hết trong năm, nhưng nếu đưa ngay vào sẽ đẩy giá điện lên cao. Do đó, EVN đã đề xuất xin được hạch toán dần trong vòng 5 năm theo hướng khi có điều kiện thì đưa vào giá điện, hoặc xử lý thông qua việc giảm giá thành.

EVN sẽ hạch toán dần các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá vào giá điện

tuyetnhung | 20/01/2017, 18:49

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết các khoản chênh lệch tỷ giá thông thường sẽ phải hạch toán hết trong năm, nhưng nếu đưa ngay vào sẽ đẩy giá điện lên cao. Do đó, EVN đã đề xuất xin được hạch toán dần trong vòng 5 năm theo hướng khi có điều kiện thì đưa vào giá điện, hoặc xử lý thông qua việc giảm giá thành.

Gánh nặng đầu vào

Ngày 20.1, Bộ Công Thương đã chính thức công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), năm 2015sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 143,68 tỉ kWh. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,94% thấp hơn 0,06% so với chỉ tiêu tại Quyết định số 854 và thấp hơn 0,55% tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2014.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương nói rằngkhoản lỗ chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán dần để đưa vào giá thành điện

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 234.736,14 tỉ đồng; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2015 là 1.633,74 đồng/kWh. Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2015.

Doanh thu bán điện năm 2015 đạt 234.339,52 tỉ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2015 là 2.529,36 tỉ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2015 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2015 EVN lãi 2.132,74 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết“Năm 2015 có yếu tố quan trọng đó là nhà máy thủyđiện không đạt được sản lượng như kế hoạch, sản lượng điện huy động từ các nhà máy thủyđiện giảm phải bù từ nhà máy nhiệt điện than, khí. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng giá thành, do chi phí mua điện từ nhiệt điện, tua bin khí cao hơn thủyđiện”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biếttheo quy định các chi phí xây dựng công trình phúc lợi như biệt thự, sân tennis... đều được sử dụng các nguồn quỹ phúc lợi của EVNchứ không được lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanh như từng có phương án dự kiến. Vì thế các khoản chi phí này không được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2015. Tuy nhiên, về khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, sẽ được hạch toán dần để đưa vào giá thành điện.

Về vấn đề chênh lệch tỷ giá, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN cũng cho hay năm 2015chênh lệch tỷ giá đã khiến EVN lỗ9.800 tỉ đồng. Tuy nhiênviệc giá dầu giảm đã đỡ được 5.000 tỉ đồng, còn gần 5.000 tỉ đồng EVN phải tự xử lý. Trong năm 2015, EVN đã xử lý được 3.500 tỉ đồng nhờ tối ưu hóachi phí, tăng lợi nhuận, phần còn lại phải chuyển sang số dư chênh lệch tỷ giá và được phân bổ dần.

Ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

"Thông thường, theo chế độ kế toán các khoản chênh lệch này phải hạch toán hết trong năm nhưng nếu đưa vào sẽ đẩy giá lên cao, nếu giá không lên cao sẽ bị lỗ. Chính vì vậy, EVN đã báo cáo xin cho phép được hạch toán dần trong vòng 5 năm theo hướng khi có điều kiện thì đưa vào giá điện, hoặc xử lý thông qua giảm giá thành”, ông Đinh Quang Tri nói.

Áp lực tăng giá điện năm 2017

Liên quan tới điều hành giá điện cho năm 2017, đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo quy định, khi điều chỉnh giá điện thì EVN phải xây dựng giá điện cơ sở năm 2017 dựa trên tính toán năm 2015 và ước thực hiện năm 2016 và các tính toán cơ sở chi phí giá thành năm 2017.

"Năm 2017 nếu có biến động của giá cơ sở đầu vào, cụ thể như chi phí nhiên liệu, tỷ giá, tỷ lệ nguồn điện, chi phí mua điện cao hơn 7% thì mới tiến hành điều chỉnh. Hiện giá cơ sở đang được tính toán và chưa quyết định điều chỉnh giá điện tại thời điểm này", ông Tuấn cho biết.

Lý giải về việc "trao quyền" cho EVN được phép điều chỉnh giá điện 10% có phải là quá lớn, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cho rằng việc phân quyền nhưng phải được điều chỉnh trong giới hạn. Giá điện nằm trong khung giá, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ ban hành khung giá bán điện 2016-2020, việc điều chỉnh giá đều nằm trong khung giá được Chính phủ quy định. Nếu điều chỉnh từ mức 10%, EVN cũng phải báo cáo Chính phủ.

Chia sẻvề việc chậm công bố giá thành sản xuất hằng năm của EVN, lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cũng như lãnh đạo EVN cho rằng việc làm báo cáo tài chính tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp, thông thường mất từ 90 đến 105 ngày. Sau khi báo cáo tài chính được làm xong, các công ty kiểm toán cũng phải có thời gian để có thể kiểm tra, rà soát lại hồ sơ, chính vì vậy dẫn đến việc chậm trễ trong việc công bố.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Tính giá điện hai thành phần, người dân liệu có lợi?
Giới chuyên gia nhận định khi được áp dụng, giá điện hai thành phần sẽ phát tín hiệu cho nhà sản xuất đảm bảo bù đắp chi phí vật tư và vận hành. Người dùng cũng biết mức sử dụng điện để điều chỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EVN sẽ hạch toán dần các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá vào giá điện