Động thái tăng lãi suất mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tất nhiên không chỉ có tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn cả nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Fed tăng lãi suất, một số nước Đông Nam Á tăng theo, Việt Nam thì sao?

27/09/2018, 14:51

Động thái tăng lãi suất mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tất nhiên không chỉ có tác động đến nền kinh tế Mỹ mà còn cả nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Mỗi lần Fed tăng lãi suất, dù cho mức độ tác động khác nhau nhưng cũng có một vài điểm cơ bản như những lần tăng trước - Ảnh minh họa

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 26.9 thông báo tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, cơ bản lên mức 2-2,25%. Đây là lần nâng lãi suất thứ 3 trong năm 2018 của Fed. Reuters nói dự kiến Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong tháng 12 tới, thêm ba lần trong năm 2019 và một lần trong năm 2020.

Động thái này của Fed có những tác động đáng kể đến không chỉ kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nhưng Reuters cho rằng, đối với những nền kinh tế mạnh ở châu Á, vốn đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư, dần rời xa Mỹ, các động thái dự kiến của Fed không tác động nhiều như trước đây.

“Đối với nhiều nền kinh tế châu Á, các yếu tố nội tại sẽ có tác động lớn hơn yếu tố từ bên ngoài”, Krystal Tan - kinh tế gia về châu Á của công ty tư vấn Capital Economics trụ sở ở London, nói.

Tuy nhiên, đối với những nền kinh tế dễ tổn thương hơn, tác động của việc tăng lãi suất từ Fed cũng sẽ lớn hơn. Họ cần phải khuyến khích các nhà đầu tư để giữ chân họ, đồng thời kiểm soát sức ép về tiền tệ, ngoại hối.

Trong ngày hôm nay, Indonesia và Philippines đã đồng loạt tăng lãi suất.

Ngân hàng trung ương Philippines đã tăng lãi suất lên mức 4,5% nhằm kiểm soát lạm phát, “chống lưng” cho đồng Peso vốn dễ tổn thương. Kể từ tháng 5, Phillippines đã 3 lần tăng lãi suất, từ 3,5% lên 4,5%).

Ngân hàng trung ương Indonesia cũng tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản lên 5,57%.

Dự kiến Đài Loan cũng sẽ công bố mức lãi suất không thay đổi 1,375% trong hôm nay.

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, TS.Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đánh giá, lần tăng thứ 3 này thực tế nằm trong lộ trình và đã được tiên đoán trước nên thị trường quốc tế và trong nước cũng không có nhiều xáo động, tuy nhiên cũng có những phản ứng trái chiều.

Ông Lực phân tích hành động của Fed diễn ra trong bối cảnh thị trường quốc tế có những diễn biến phức tạp như là chiến tranh thương mại hay việc một số ngân hàng trung ương khác cũng rục rịch thắt chặt tiền tệ.

Mỗi lần Fed tăng lãi suất, dù cho mức độ tác động khác nhau nhưng cũng có một vài điểm cơ bản như những lần tăng trước. Cụ thể là USD tăng giá khiến tỷ giá các đồng tiền khác trong khu vực châu Á, đương nhiên có Việt Nam, bị ảnh hưởng. Điều này làm lãi suất đồng USD nói riêng và lãi suất thế giới nói chung trong đà tăng lên.

Với biến động về tỷ giá, lãi suất như thế sẽ tạo ra áp lực cho lãi suất, ngoại tệ của Việt Nam cũng như tỷ giá như phân tích, kể cả nợ vay bằng USD của Chính phủ và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hành động của Fed cũng phần nào tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi USD tăng giá, thông thường dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển từ chỗ lãi suất thấp sang chỗ có lãi suất cao hơn, gây ảnh hưởng đến dòng vốn.

Một ảnh hưởng nữa với thị trường tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam là thanh khoản thị trường trở nên "căng thẳng" hơn do nhu cầu tìm đến các nơi an toàn hơn.

Về chính sách điều hành, ông Cấn Văn Lực cho rằng cần phải tiếp tục bám sát, theo dõi, phân tích đánh giá thị trường tài chính tiền tệ quốc tế.

"Năm nay, chúng ta cũng phải hết sức chú trọng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo lạm phát quanh mục tiêu 4%. Phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau để ổn định tỷ giá, lãi suất và thị trường ngoại hối, tránh tạo ra tâm lý hoang mang trên thị trường. Và cuối cùng cần phải theo dõi và có kịch bản đối với chiến tranh thương mại để một mặt tận dụng cơ hội, một mặt tránh đi những rủi ro, thách thức", ông Lực nói thêm.

A.Thư

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Fed tăng lãi suất, một số nước Đông Nam Á tăng theo, Việt Nam thì sao?