Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa phát hành cho thấy những con số “giật mình” về quyền lợi của người lao động thông qua nộp các loại bảo hiểm. Số nợ đến cuối năm 2015 đã lên tới gần 10.000 tỉ đồng, 3.900 doanh nghiệp đã bị khởi kiện, trong khi tại một số địa phương, chính quyền vẫn đứng ngoài cuộc.

Gần 10.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm của người lao động chưa được đóng

Dân Trí | 06/02/2017, 09:36

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa phát hành cho thấy những con số “giật mình” về quyền lợi của người lao động thông qua nộp các loại bảo hiểm. Số nợ đến cuối năm 2015 đã lên tới gần 10.000 tỉ đồng, 3.900 doanh nghiệp đã bị khởi kiện, trong khi tại một số địa phương, chính quyền vẫn đứng ngoài cuộc.

Kiểm toán Nhà nướcvừa công bố báo cáo kiểm toán niên độ 2015 đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hơn 116.000 thẻ BHYT bị cấp trùng

Báo cáo cho thấy, tính đến 31.12.2015, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là gần 68,7 triệu người, tăng 5,9% so với năm 201. Trong năm, tổng số thu tiền nộp bảo hiểm đạt 217.700,6 tỉ đồng, tăng 6,89% so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 110,1% so với năm 2014.

Trong đó, tổng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 147.549,3 tỉ đồng (bao gồm cả lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội là 400,7 tỷ đồng) và số thu bảo hiểm xã hội tự nguyện là 825.705 tỉ đồng. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc số tiền 120,7 tỉ đồng và tăng thu quỹ bảo hiểm xã hộitự nguyện 496,9 triệu đồng.

Đối với thu quỹ bảo hiểm y tế, với số người tham gia xấp xỉ 68,5 triệu người, đạt số thu 59.615,1 tỉ đồng (đã bao gồm lãi chậm đóng), tăng 2,8% so dự toán. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán vẫn cho thấy thu bảo hiểm y tế còn một số tồn tại.

Cụ thể, theo Nghị định 105 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tếthì Ngân hàng Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy, tình trạng cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xảy ra khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành phố được kiểm toán.

“Tình trạng này đã được Kiểm toán Nhà nước phát hiện từ nhiều năm trước vẫn chưa khắc phục”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu. Tổng số thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng sau kiểm toán là 116.096 thẻ, tương ứng số tiền hơn 54 tỉ đồng.

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm gần 10.000 tỉđồng

Ngoài ra, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, công tác thu hồi nợ đóng bảo hiểm của Bảo hiểm Xã hội Việt Namcòn chưa thực sự tốt, kết quả nợ phải thu về bảo hiểm năm 2015 còn lớn và tăng nhiều so với năm 2014 cả về tỷ lệ và số tiền còn nợ.

Tổng số tiền nợ đóng các quỹ bảo hiểm đến 31.12.2015 là 9.920,8 tỉđồng, chiếm 4,88% trên tổng số phải thu năm 2015, tăng 5,5% so với số tiền nợ đóng bảo hiểm năm 2014. Trong đó chủ yếu là nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với 7.061,4 tỉđồng, chiếm 71,4% tổng nợ đóng.

Trong số 4,225 tỉ đồng nợ trên 12 tháng có 1.410 tỉ đồng là của các đơn vị phá sản giải thể. Tuy nhiên, với các khoản nợ của các đơn vị phá sản, giải thể thì Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp lại chưa có quy định cụ thể về việc xử lý đối với các khoản chậm đóng của doanh nghiệp.

Một số địa phương có số tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cao là Hà Nội (2.170 tỉđồng); TP.HCM (1.945 tỉđồng), Bình Dương (423 tỉđồng), An Giang (227 tỉ đồng), Đồng Nai (289,7 tỉđồng)…

Gần 3.900 doanh nghiệp bị khởi kiện

Doanh nghiệp tự giải thể phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh hoặc có chủ bỏ trốn không có khả năng thu hồi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ đóng bảo hiểm. Trong khi đó, cho đến năm 2015, cơ quan bảo hiểm xã hội chưa có thẩm quyền để xử phạt các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các Sở, ngành xử lý nên hiệu quả không cao.

Ngoài ra, có tình trạng người sử dụng lao động cố tình không đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hoặc chỉ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho một số người trong bộ khung quản lý để giảm chi phí, thu lợi nhuận nhiều hơn, hoặc lạm dụng tỉ lệ lãi suất phạt chậm nộp thấp hơn lãi suất ngân hàng, thủ tục vay ngân hàng phức tạp nên cố tình nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An có tình trạng các sở ban ngành chưa quan tâm đến việc chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, còn đứng ngoài cuộc, xem đó là trách nhiệm riêng của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, số nợ đóng bảo hiểm năm 2015 gia tăng còn do ngân sách trung ương còn nợ đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp số tiền 941 tỉđồng.

Đến hết năm 2015, đã có 3.874 đơn vị bị khởi kiện, 2.052 hồ sơ đã được tòa án xét xử tương ứng 1.334,5 tỉđồng, tổng số tiền thu hồi sau khi khởi kiện là 818 tỉ đồng. Địa phương khởi kiện nhiều nhất là TP.HCM đã khởi kiện 1.905 doanh nghiệp, Hà Nội khởi kiện 402 doanh nghiệp, Bình Dương khởi kiện 247 doanh nghiệp. Trong khi đó, một số địa phương có số nợ bảo hiểm xã hội lớn nhưng chưa khởi kiện doanh nghiệp như Bảo hiểm xã hội Bắc Giang với 163,6 tỉđồng, Bảo hiểm xã hội Yên Bái với 88 tỉđồng.

Bích Diệp/Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
25 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 10.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm của người lao động chưa được đóng