Gần 200 quốc gia đạt thỏa thuận cắt giảm khí nhà kính trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí, là bước tiến mới nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Gần 200 quốc gia đồng ý cắt giảm khí nhà kính

16/10/2016, 05:34

Gần 200 quốc gia đạt thỏa thuận cắt giảm khí nhà kính trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí, là bước tiến mới nhất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Rwanda

Hiệp định chống biến đổi khí hậu toàn cầu đã được thông qua tại Paris hồi năm 2015, sẽ sắp đi vào thực tế trong thời gian tới khi các quốc gia đã phê chuẩn hiệp định này.

Hiệp định Paris là một thỏa thuận mang tính ràng buộc, bao gồm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc tham gia, chia các quốc gia thành ba nhóm với những thời hạn khác nhau để cắt giảm việc sử dụng các loại hydrofluorocarbon (HFC, sử dụng chủ yếu trong tủ lạnh và máy lạnh). HFC là hợp chất cực mạnh gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2 gấp 10.000 lần.

Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Rwanda, ông Vincent Biruta bắt đầu tuyên bố những điều khoản trong thỏa thuận ngay khi mặt trời mọc vào sáng 15.10, sau khi các nhà đàm phán đã hội đàm suốt đêm qua để đạt được thỏa thuận lịch sử này tại thủ đô Kigali, Rwanda (gọi tắt là thỏa thuận Kigali).

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố việc đạt được thỏa thuận cắt giảm khí HFC là "một bước tiến lịch sử”.

Theo thỏa thuận Kigali, những quốc gia phát triển, bao gồm các nước châu Âu và Mỹ, cam kết giảm dần việc sử dụng HFC, bắt đầu cắt giảm 10% vào năm 2019 và đến năm 2036 là 85%.

Hai nhóm các quốc gia đang phát triển sẽ bắt đầu cắt giảm dần sử dụng HFC từ năm 2024 hoặc 2028. Nhưng nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu đã bắt đầu giảm sử dụng HFC ngay tại thời điểm này.

Ấn Độ, Iran, Iraq, Pakistan và các quốc gia Trung Đông sẽ áp dụng thỏa thuận vừa đạt được sau các quốc gia phát triển một thời gian, nhằm cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường.

“Hồi năm 2015 tại Paris, chúng ta hứa sẽ giữ thế giới an toàn, tránh những tác động tồi tệ từ biến đổi khí hậu. Hôm nay, chúng ta đã thực hiện lời hứa”, ông Erik Solheim, giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (LHQ), tuyên bố.

Theo LHQ việc loại bỏ hoàn toàn khí HFC ra khỏi ngành công nghiệp sản xuất sẽ tiêu tốn hàng tỉ USD, nhưng cắt giảm HFC giúp làm chậm dần quá trình biến đổi khí hậu, ngăn chặn sự ấm lên của trái đất.

Biến đổi khí hậu toàn cầu là thực trạng nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của toàn bộ nhân loại. Nhiều năm qua các quốc gia đã không đồng thuận trong việc cùng đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu chu yếu vì lý do kinh tế. Nhiều quốc gia đang phát triển cho rằng việc cắt giảm khí nhà kính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất của họ.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
36 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gần 200 quốc gia đồng ý cắt giảm khí nhà kính