Con số 7.200 tỉ đồng chi phí "đội" thêm mà EVN phải gánh và áp lực giảm chi phí gần 3.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu năm, phần nào đã giúp hình dung về kịch bản giá điện năm nay.

Gánh 7.200 tỉ đồng chi phí đầu vào: Áp lực giảm chi của EVN sẽ rất lớn

tuyetnhung | 28/04/2017, 06:13

Con số 7.200 tỉ đồng chi phí "đội" thêm mà EVN phải gánh và áp lực giảm chi phí gần 3.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu năm, phần nào đã giúp hình dung về kịch bản giá điện năm nay.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm do biến động các yếu tố đầu vào (giá than, khí, dầu…) là hơn 7.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, tập đoàn này cho biết sẽ đặt ra một loạt các giải pháp giảm chi phí sản xuất gần 3.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu năm.

Hồi đầu năm tại cuộc họp tổng kết, Tổng giám đốc EVN Đặng Hoàng An từng cho biết một số chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 nhưng chưa được cân đối trong giá điện, đặc biệt là than. Riêng giá than làm điện tăng thêm 7% từ 24.12.2016 sẽ làm chi phí đội lên hơn 4.692 tỉ đồng.

Mặc dù kết quả hiệp thương giá than giữa EVN và Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa qua chưa được công bố, nhưng con số 7.200 tỉ đồng trên phần nào đã phản ánh được giá than trong chi phí sản xuất điện năm nay.

Như vậy, ở đó sẽ vẫn còn một khoản 4.200 tỉ đồng biến động chi phí đầu vào đang "treo trên đầu" giá điện, cùng với khoản chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ hết của những năm vừa qua.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng luôn là một trong những yếu tố chủ chốt để tăng giá điện. Trao đổi vấn đề này với báo điện tử Một Thế Giới, GS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Điện lực Việt Nam, cho biết trong những thành phần của giá điện, giá phát điện chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 65-70%. Theo đó, yếu tố đầu vào trong khâu phát điện, đặc biệt là giá nhiên liệu như than, dầu, khí đốt... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí phát điện.

Ngoài ra, một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa là tỷ giá hối đoái. Hiện nay, ngành điện sử dụng vốn nước ngoài rất nhiều. Những hợp đồng thiết bị, vật liệu thường được ký bằng đồng USD, yen... nên khi tỷ giá thay đổi thì giá trị cũng sẽ tăng theo và làm tăng chi phí sản xuất của EVN

Theo GS Trần Đình Long, ở đó sẽ có 2 yếu tố là khách quan và chủ quan tác động đến phương án giảm chi phí sản xuất điện của EVN gần 3.000 tỉ đồng so với kế hoạch đầu năm của tập đoàn. Yếu tố khách quan là giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, là thị trường, cách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước... Đây là những điều EVN không thể chủ động được. Còn yếu tố chủ quan sẽ nằm trong khả năngcủa EVN như: giá truyền tải, giá phân phối, năng suất lao động... Đây là những thứ nằm trong tầm kiểm soát của EVN. Theo đó, để giảm bớt gánh nặng cho chi phí đầu vào, EVN sẽ phải tính toán giảmchi phí tiêu dùng hàng ngày.

"Tôi cho rằng việc lên phương án giảm chi phí sản xuất điện gần 3.000 tỉ đồng sẽ là một áp lực mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải nỗ lực rất lớn", GS Long nhận định.

Dự báo giá điện năm 2017, GS Long cho rằng giá điện năm nay sẽ tăng, không thể giảm, bởi vì giá năng lượng trên thế giới đang có xu hướng tăng, còn tăng lên bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách thức tính toán và kiểm soát chi phí đầu vào cũng như các khoản chênh lệch tỷ giá của EVN.

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - ông Trần Viết Ngãi cũng cho rằng giá than tăng, giá đầu vào tăng sẽ tác động đến giá điện. Theo đó, để áp lực lên giá điện, EVN phải giảm tổn thất điện năng để giảm chi phí, giảm bộ máy, giảm chi phí tiêu dùng hằng ngày... để có giá thành hợp lý nhất và không bị lỗ.

Vào ngày 22.3 vừa qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo hướng dẫn EVN hoàn thiện Báo cáo tổng thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí, giá thành và giá bán điện năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Từ đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất kịch bản điều hành giá điện năm 2017 và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25.3. Tuy nhiên, đến nay, kịch bản điều hành giá điện năm nay vẫn chưa được EVN công bố.

Lần điều chỉnh giá điện gần nhất là cách đây gần 2 năm, vào ngày 16.3.2015 - với mức giá bán lẻ bình quân được quyết định là 1.622,01 đồng/kWh, tăng thêm 7,5% so với thời điểm trước đó.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gánh 7.200 tỉ đồng chi phí đầu vào: Áp lực giảm chi của EVN sẽ rất lớn