Trong ngày 31.3, trước biến động trái chiều của thị trường khu vực và giá dầu giảm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm mạnh. Không những vậy, thị trường đã rơi vào một đợt bán tháo ồ ạt.

Giá dầu giảm, chứng khoán đua nhau bán tháo

Phan Diệu | 01/04/2016, 05:28

Trong ngày 31.3, trước biến động trái chiều của thị trường khu vực và giá dầu giảm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm mạnh. Không những vậy, thị trường đã rơi vào một đợt bán tháo ồ ạt.

Trong phiên giao dịch 31.3, VN-Index giảm 1,52%, kết thúc phiên với 561 điểm. Thị trường đã có 75 mã tăng, trong khi có 161 mã giảm. VN-Index đã nỗ lực tăng điểm trở lại nhưng vẫn không thể vượt mốc 580 điểm.

Được biết, ởphiên giao dịch này, lực mua của khối ngoại đã không còn mạnh, thay vào đó, lực bán đã mạnh lên. Khối ngoại đã bán ròng 187,585 tỉ đồng giá trị bán ra của toàn thị trường.

Trong khi đó, tại sàn Hà Nội, HN-Index đã giảm 0,53%,còn 79,05 điểm. Thị trường ghi nhận có 88 mã tăng và 126 mã giảm.

Đáng chú ý, các mã ngân hàng như VCB, CTG, BID, MBB giảm mạnh. EIB tăng trong khi ACB cũng hồi phục sau khi bất ngờ giảm hôm qua.

Không chỉ các mã ngân hàng, các mã dầu khí cũng giảm mạnh do giá dầu giảm, trong đó GAS, PVD và PVS giảm mạnh. Những cổ phiếu này trong thời gian qua đã giảm mạnh và mức độ giảm đã tăng lên trong phiên giao dịch 31.3.

Các mã bất động sản lại có diễn biến trái chiều khi VIC, BCI tăng trong khi NLG giảm. Mã ngành xây dựng CTD hôm nay cũng giảm. KBC và CII đóng cửa tại tham chiếu.

Theo Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM, thị trường chứng khoán đã giảm mạnh trước biến động trái chiều của thị trường khu vực và giá dầu giảm. Tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 5.2016 đãgiảm 39 xu Mỹ xuống 37,93 USD/thùng. Giá dầuBrent biển Bắcgiao cùng kỳ hạn giảm 25 xu, xuống39,01USD/thùng.

Chưa kể, lực mua của khối ngoại giảm kéo theo các hoạt động chốt lời trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước quyết định giảm rủi ro.

Xu hướng giảm tại thị trường chứng khoán Việt Nam rõ rệt hơn so với các thị trường khu vực trong những tuần gần đây. Trong khi đó, thị trường chứng khoán quốc tế đang kỳ vọng kết quả kinh doanh quý I sẽ ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn của thị trường.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá dầu giảm, chứng khoán đua nhau bán tháo