Trong khi giá sữa bán buôn có dấu hiệu giảm sâu từ 3-22% tùy từng loại thì giá bán lẻ mặt hàng này vẫn đứng yên, không có chiều hướng giảm theo.

Giá sữa bán buôn giảm mạnh, giá bán lẻ vẫn đứng yên

tuyetnhung | 08/05/2017, 14:18

Trong khi giá sữa bán buôn có dấu hiệu giảm sâu từ 3-22% tùy từng loại thì giá bán lẻ mặt hàng này vẫn đứng yên, không có chiều hướng giảm theo.

Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) mới đây công bố báo cáo về tình hìnhgiá sữa cho biết, sau khi Bộ Công Thương thông báo dừng áp dụng bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, trong tháng 4.2017, giá sữa trên thị trường không có nhiều biến động. Nguyên nhân một phần là do nguồn cung dồi dào, mặt khác do yếu tố cạnh tranh giữa các nhãn hàng.

Gần đây nhất, ngày 17.4, Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam công bố mức giá bán buôn mới, hầu hết đều giảm từ 4-22% tùyloại so với mức giá cũ.

Bộ Công Thương cũng cho biết trong tháng 3 đã có 8 doanh nghiệp kê khai giá sữa tại Bộ, trong đó có một số mặt hàng được kê khai với xu hướng giảm giá 3-10% tùytừng sản phẩm.

"Mặc dù giá sữabán buôntrên thị trường có dấu hiệu giảm mạnh nhưng giá bán lẻ sữa trên thị trường vẫn chưa có mức giảm tương ứng", báo cáo của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại cho hay.

Báo cáo cho biết thêm, trong quý 1/2017, sản xuất sữa tiếp tục tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng sữa tươi ước đạt 293,7 triệu lít, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 3.2017, sữa tươi đạt 104,2 triệu lít, tăng 2,1% so với tháng 3.2016.

Với sản phẩm sữa bột, tháng 3.2017, sản lượng đạt 8,3 nghìn tấn, tăng 15,5% so với tháng 3.2016, nâng sản lượng sữa bột quý 1/2017 lên 25,8 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, Chính phủ đã cóvăn bản thống nhất với đề nghị của Bộ Công Thương về việc kết thúc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 1.4.2017. Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo Thông tư quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để lấy ý kiến người dân.

Vì vậy, giá sữa sẽ được quản lý theo hướng các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về kê khai giá. Doanh nghiệp được phép điều chỉnh tăng hoặc giảm giá khi các chính sách của nhà nước thay đổi và các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, tỷ giá, giá nhập khẩu... biến động làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh và giá bán sữa.

Trong trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 5% phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh mới cho cơ quan tiếp nhận văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp điều chỉnh cộng dồn vượt mức 5% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định. Doanh nghiệp phải công khai thông tin về giá đã kê khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện bán không cao hơn giá niêm yết.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá sữa bán buôn giảm mạnh, giá bán lẻ vẫn đứng yên