Giá xăng tăng cao kỷ lục đã khiến nhiều người dân Hà Nội chuyển sang đi bằng phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí đi lại.

Giá xăng tăng mạnh, nhiều người dân Hà Nội chuyển sang đi xe buýt

Tuyết Nhung | 14/05/2022, 19:21

Giá xăng tăng cao kỷ lục đã khiến nhiều người dân Hà Nội chuyển sang đi bằng phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí đi lại.

Dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát, nhu cầu đi lại của người dân trên đà tăng trở lại. Đây là dấu hiệu tích cực để hoạt động vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội "vực dậy" sau thời gian dài hoạt động cầm chừng.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) Vũ Hồng Trường cho biết, dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông tăng đột biến. Riêng ngày 1.5 đã có trên 53.000 khách đến trải nghiệm, đây là con số kỷ lục từ khi tuyến 2A chính thức đi vào khai thác thương mại, vận chuyển hành khách có thu phí.

anh-02.3-3.jpg
Hoạt động vận tải hành khách công cộng Hà Nội khởi sắc trở lại

Tính chung về sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.Hà Nội - ông Thái Hồ Phương cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng đạt 48,1 triệu lượt.

Trong đó, xe buýt đạt 46,1 triệu lượt, đường sắt đô thị 2A đạt 1,9 triệu lượt. Sản lượng xe buýt liên tục tăng lên qua các tháng, tháng 2 tăng 94,6% so với tháng 1, tháng 3 tăng 38,8% so với tháng 2, tháng 4 tăng 49,7% so với tháng 3. Đặc biệt, sản lượng khách đi lại thường xuyên (khách vé tháng) tăng liên tục tăng, sản lượng tem vé tháng 4 tăng 68,6% so với tháng 3, tháng 3 tăng 33,2% so với tháng 2.

Đáng chú ý, sau hơn 4 tháng đi vào vận hành, các tuyến xe buýt điện đầu tiên trên địa bàn Hà Nội cũng đã hoạt động ổn định. Sản lượng hành khách có xu hướng tăng dần, bình quân 16-20 hành khách/lượt. Số lượng hành khách sử dụng vé tháng khá cao, bình quân đạt trên 107 hành khách/1 tháng/1 tuyến.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.Hà Nội, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường, trong đó có việc học sinh, sinh viên đi học trực tiếp đã dẫn đến nhu cầu đi lại của người dân tăng lên, nhu cầu di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng theo đó cũng tăng lên.

Đặc biệt, giá xăng dầu liên tục tăng cao kỷ lục trong thời gian qua đã dẫn đến chi phí đi lại bằng phương tiện cá nhân của người dân tăng theo. Do đó, một bộ phận người dân đã chuyển sang đi bằng phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí đi lại.

Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng trong thời gian tới, theo ông Thái Hồ Phương, TP cần tiếp tục tuyên truyền những lợi ích thiết thực của vận tải hành khách công cộng; phổ biến các chính sách của Hà Nội như chính sách giảm giá vé, đi xe buýt miễn phí,…

Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng để thu hút người dân sử dụng như: mở rộng vùng phục vụ của xe buýt, đầu tư thay thế dần các phương tiện sử dụng dầu Diezel sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Tổng Giám đốc Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) Nguyễn Thanh Nam cho biết sẽ đẩy nhanh việc nghiên cứu, đề xuất chiến lược vận hành phương tiện sử dụng năng lượng sạch làm cơ sở triển khai kế hoạch phát triển xe buýt của Tổng công ty đến năm 2030, nhằm thu hút người dân Thủ đô đi lại nhiều hơn bằng phương tiện này.

Bài liên quan
Sau nghỉ lễ, giá xăng có thể tăng 1.000 đồng/lít?
Giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 có thể sẽ tăng cao theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá xăng tăng mạnh, nhiều người dân Hà Nội chuyển sang đi xe buýt