Cuối tuần qua, máy bay dân dụng C919 của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên sau hơn 14 năm phát triển.

Giấc mơ tự chủ ngành hàng không của Trung Quốc còn xa vời

Cẩm Bình | 01/06/2023, 13:15

Cuối tuần qua, máy bay dân dụng C919 của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên sau hơn 14 năm phát triển.

Chuyến bay thành công được xem như bước tiến quan trọng trong nỗ lực tự chủ công nghệ trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng. Theo nhà phân tích Chen Xianfan (Công ty Vốn quốc tế Trung Quốc): “Việc hoàn thành chuyến bay đầu tiên sẽ thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất máy bay chở khách - từ khâu thiết kế, sản xuất, huấn luyện đến sửa chữa”.

gic91900.jpg
Chuyến bay thương mại đầu tiên của C919 xuất phát từ Thượng Hải đi Bắc Kinh - Ảnh: AP

Trang China Securities cho biết khoảng 200 đơn vị Trung Quốc tham gia đóng C919. Một số bộ phận máy bay đã có thể được sản xuất nội địa. Trung Quốc hy vọng tỷ lệ nội địa hóa tiếp tục tăng. Tuy nhiên công nghệ then chốt gồm động cơ, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc và thiết bị hạ cánh đều phải nhập khẩu.

Công ty Chứng khoán Đông Phương nhận định: “Do hạn chế về năng lực sản xuất cùng khó khăn trong chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất máy bay thương mại, việc tăng hiệu suất của C919 trong ngắn hạn sẽ khó khăn và không tạo ra tác động lớn đến cung cầu ngành”.

C919 là sản phẩm của Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) phục vụ cho tham vọng cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320.

Dựa trên giả định C919 có thể cạnh tranh để giành 1/3 thị phần nội địa, Công ty chứng khoán Trung Thái ước tính trong 20 năm tới tiềm năng thị trường dành cho máy bay này đạt 1,36 nghìn tỉ nhân dân tệ (192 tỉ USD). Ngoài ra chuỗi cung ứng ngành còn được hưởng giá trị gia tăng.

gic91901.jpg
So sánh C919 với hai đối thủ Airbus và Boeing - Ảnh: CNA

Ủy ban Khoa học - Công nghệ Thượng Hải đầu tuần qua cho biết tính đến cuối năm 2022, COMAC nhận đơn đặt hàng từ 32 công ty cho 1.035 chiếc C919. Trung Quốc cố gắng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa với động cơ CJ-1000A đang được phát triển.

Theo một báo cáo công bố tháng 12.2020 của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công ty Mỹ chiếm gần 60% số đơn vị cung cấp chính cho C919. Động cơ máy bay sử dụng hiện tại là LEAP-1C do CFM International, liên doanh giữa GE Aviation (Mỹ) và Safran Aircraft Engines (Pháp) sản xuất.

Xuất khẩu linh kiện hàng không kể cả động cơ cần phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.

C919 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2017, được Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc cấp chứng nhận bay vào tháng 9.2022. Đến tháng 12 hãng China Eastern Airlines nhận máy bay.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giấc mơ tự chủ ngành hàng không của Trung Quốc còn xa vời