Theo các kết quả của công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã thành công trong việc giải mã bộ gien của hàng chục xác ướp Ai Cập cổ đại và tìm ra những người có liên quan về mặt di truyền với những người Ai Cập cổ đại.

Giải mã được bộ gien của các xác ướp Ai Cập

01/06/2017, 05:35

Theo các kết quả của công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã thành công trong việc giải mã bộ gien của hàng chục xác ướp Ai Cập cổ đại và tìm ra những người có liên quan về mặt di truyền với những người Ai Cập cổ đại.

Một trong những xác ướp Ai Cập

Các nhà khoa học đã phân tích 151 xác ướp, có tuổi dao động từ năm 1.400 trước Công nguyên đến 400 sau Công nguyên. Họ đã phải mất rất nhiều thời gian tìm kiếm những phần di hài đủ chất lượng. Họ đã trích xuất ADN từ các mô khác nhau, so sánh kết quả để loại bỏ khả năng bị nhiễm bẩn. Do đó, họ đã thành công trong việc khôi phục một phần các bộ gien của 90 xác ướp và khôi phục hoàn toàn bộ gien của 3 xác ướp. Những dữ liệu này là đủ để kiểm nghiệm giả thuyết đưa ra bằng cách phân tích các dữ liệu địa lý và lịch sử, cũng như từ các nghiên cứu ADN hiện đại.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những thay đổi trong thành phần di truyền của các cư dân cổ xưa sống trên vùng lãnh thổ Abusir el Melek. Họ muốn xem cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế và các cường quốc khác ảnh hưởng như thế nào đến di sản di truyền của dân Ai Cập. Cuộc khảo sát cho thấy người Ai Cập cổ đại gần gũi về mặt di truyền nhất đối với các quần thể dân cư cổ đại ở Levant (phía đông Địa Trung Hải), cũng như quần thể dân cư thời đồ đá mới ở Tiểu Á (bán đảo Anatolia) và châu Âu.

Các dữ liệu cho thấy trong ADN của những người Ai Cập hiện đại số gien thừa hưởng từ quần thể sinh sống ở phía nam châu Phi nhiều hơn 8% so với ở những người Ai cập cổ đại. Có thể giải thích cho thực tế đó bằng các hoạt động di cư gia tăng theo dòng sông Nile, sự gia tăng khối lượng thương mại giữa người Ai Cập và người dân châu Phi cận Sahara và buôn bán nô lệ, bắt đầu từ khoảng 1.300 năm trước.

Bất chấp sự hoài nghi về khả năng phục hồi đầy đủ ADN của xác ướp Ai Cập cổ đại và những khó khăn tiềm ẩn, các nhà nghiên cứu đã có thể đạt được dữ liệu đủ chính xác.

Công trình nghiên cứu này cho thấy rằng các xác ướp có thể là một nguồn ADN cổ ​​đại đáng tin cậy và đóng góp rất nhiều cho một sự hiểu biết chính xác hơn về lịch sử của dân Ai Cập.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải mã được bộ gien của các xác ướp Ai Cập