Giải Nhất thuộc về giải pháp “Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt” của nhóm tác giả Trần Kim Quy tại TP.HCM.

Giải Nhất cuộc thi Sáng chế năm 2018 thuộc về gia đình làm khoa học

Thu Anh | 26/04/2019, 06:55

Giải Nhất thuộc về giải pháp “Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt” của nhóm tác giả Trần Kim Quy tại TP.HCM.

Cuộc thi do Bộ KH-CN (Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan thường trực) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại Lễ trao giảitối 25.4 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc cho biết, cuộc thi tổ chức nhằm thúc đẩy sự sáng tạo,tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Năm 2018, cuộc thi mang tới thông điệp “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày” đã thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, của mọi công dân thuộc mọi tầng lớp… Như vậy, cuộc thi cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn thể xã hội.

Theo BTC, từ hơn 200 giải pháp kỹ thuật tham gia đã có 10 giải pháp kỹ thuật được trao giải thuộc các lĩnh vực Cơ khí (4 giải pháp); Điện tử (3 giải pháp); Hóa học (1 giải pháp); Y Dược (1 giải pháp); Môi trường (1 giải pháp).

Thứ trưởngBộ KH-CN Phạm Công Tạc phát biểu tại Lễ trao giải - Ảnh: T.Anh

Cụ thể, Giải Nhấtthuộc về giải pháp “Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt” của nhóm tác giả Trần Kim Quy tạiTP.HCM. Đặc biệt, theo lời chia sẻ của các tác giả đạt Giải Nhất năm nay, họ là cha con cùng làm khoa học và tác giả Trần Kim Quy năm nay đã ngoài 80 tuổi.

Với tình yêu khoa học, bác Quy cùng hai con trai đã cùng nhau tham khảo, nghiên cứu các tài liệu trên thế giới...sử dụng rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các chủng vi sinh vật dùng để nhân giống, lên men sản xuất ra các chế phẩm vi sinh phân lập tuyển chọn từ trong đất.

Giải Nhìthuộc về giải pháp “Hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá học liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đồ giảm lũ quét và bùn đá” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự (Hà Nội).

Giải pháp đạt Giải Ba thuộc về “Phương pháp và hệ thống thiết bị sản xuất hỗn hợp C60 – C70 Fullerene”, của tác giả Trịnh Đình Năng đến từ thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhóm tác giả đạt Giải Nhì (đứng giữa) - Ảnh: T.Anh

7 giải pháp đạt Giải Khuyến khích gồm:

- “Hỗn hợp dược liệu chăm sóc tóc, lông và chế phẩm chứa hỗn hợp này” của tác giả Nguyễn Hữu Thắng, Cty cổ phần Sao thái dương, Hà Nội;

- “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của tác giả Hoàng Đức Thảo, Công ty CP KHCN Việt Nam (BUSADCO), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- “Chậu tự động cung cấp nước cho quy trình tưới cho cây” của tác giả Nguyễn Vĩnh Phúc - Nguyễn Vĩnh Sơn, TP.HCM;

- “Đập mở chặn thủy triều và giữ nước sông” của tác giải Hoàng Ngọc Kỷ, TP.HCM;

- “Hệ thống thu thập, quản lý thông tin bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh” của tác giải Vũ Văn Anh, Hà Nội;

- “Thiết bị cảnh báo lũ từ xa sử dụng tín hiệu pháp hiệu. Cảnh báo cho các đoạn đường ngập nước”;

- “Thiết bị phát sáng đeo tay và phương pháp điều khiển” của tác giải Phạm Huỳnh Phong, TP.HCM.

Ngoài tiền thưởng, tổ chức, cá nhân đạt giải thưởng Cuộc thi sẽ nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH-CN, Giấy chứng nhận Giải thưởng của BTC, huy chương và Giấy chứng nhận của WIPO;được quảng bá, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải Nhất cuộc thi Sáng chế năm 2018 thuộc về gia đình làm khoa học