Mặc dù là một trong những giải thưởng uy tín nhất thế giới, giải Nobel vẫn khiến nhiều người bất bình khi quá ít nữ giới được vinh danh.

Giải thưởng Nobel: Nữ giới vẫn chưa được đánh giá cao

Đan Thuỳ | 08/10/2021, 13:37

Mặc dù là một trong những giải thưởng uy tín nhất thế giới, giải Nobel vẫn khiến nhiều người bất bình khi quá ít nữ giới được vinh danh.

Tất cả 8 người đoạt giải thưởng Nobel năm 2021 về y học, hóa học, vật lý và văn học đều là nam. Điều này tiếp tục khơi lại cuộc tranh luận bấy lâu nay về sự đa dạng trong các giải thưởng danh giá, đặc biệt là những giải thưởng khoa học.

Ardem Patapoutian và David Julius đã nhận giải Nobel y học hôm 4.10 vì “những phát hiện mang tính đột phá” liên quan đến cơ chế cảm nhận nhiệt độ và áp suất thông qua xung thần kinh. Giorgio Parisi, Syukuro Mannabe và Klaus Hasselmann đã giành được giải thưởng vật lý cho công trình giải mã biến đổi khí hậu, trong khi Benjamin List và David MacMillan nhận được giải thưởng hóa học vì đã phát triển một công cụ để xây dựng phân tử.

Ngày 7.10, tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah (72 tuổi) đã trở thành nhà văn da màu thứ 2 ở châu Phi từng đoạt giải Nobel văn học. Người da màu thứ nhất nhận giải là Toni Morrison vào năm 1993. Đây là kết quả của việc tiếp tục đẩy mạnh sự đa sắc tộc trong giải Nobel. Thực tế, trong số 117 giải Nobel văn học từng được trao, có hơn 80% thuộc về châu Âu và Bắc Mỹ.

2021-10-07t125337z_39657151_rc205q9cog8r_rtrmadp_3_nobel-prize-literature.jpeg
Tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah - Ảnh: Internet

Dù Viện Hàn lâm Thụy Điển thường xuyên khẳng định sự bình chọn này là công bằng nhưng vẫn không thể làm hài lòng công chúng. Chính vì vậy, Nobel trong những năm gần đây đã cam kết sẽ điều chỉnh các tiêu chí lựa chọn người chiến thắng nhằm đa dạng hóa hơn nữa.

Anne-Marie Morhed, người đứng đầu Hiệp hội Nữ viện sĩ Thụy Điển cho biết: “Abdulrazak Gurnah đáp ứng ít nhất một trong những tiêu chí của một nhà văn từ một nền văn hóa phi truyền thống. Một người không phải đến từ châu Âu với nền tảng thuộc địa, nhưng ông ấy vẫn không phải phụ nữ. Hai giải thưởng hòa bình và kinh tế vẫn chưa được công bố. Ủy ban Nobel (Na Uy)… vẫn có cơ hội để vinh danh một người phụ nữ”.

Nhà hoạt động người Belarus là Sviatlana Tsikkhanouskaya và cô Greta Thunberg là hai phụ nữ được cho là sẽ được vinh danh tại lễ trao giải Nobel hòa bình diễn ra vào ngày 8.10 tại Na Uy.

Ủy ban Nobel Na Uy do một phụ nữ lãnh đạo và đa số thành viên là phụ nữ. Trong những năm gần đây, đã có một sự thúc đẩy thực sự mạnh mẽ để việc các giải thưởng Nobel không chỉ được trao cho những người đàn ông da trắng đến từ Bắc Mỹ và Tây Âu, như đại đa số các trường hợp xảy ra ở những thập niên trước.

Giáo sư Winston Morgan, nhà nghiên cứu về chất độc tại Đại học Đông London (Anh) chỉ ra rằng hàng chục người da màu đoạt giải Nobel hòa bình, nhưng chưa bao giờ có người da màu nào nhận được giải thưởng về y học, hóa học và vật lý. Ông cho rằng đây là một sự bất bình đẳng trong khoa học. “Khoảng cách lớn nhất là giới tính. Số lượng nữ giới đoạt giải thực sự rất nhỏ”, ông Morgan cho biết.

Các nhà khoa học của cả hai giới đã lên mạng xã hội để chỉ trích về việc không có phụ nữ được công nhận trong năm nay.

Một số người, trong đó có Ellie Murray, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng, Đại học Boston (Mỹ) bày tỏ sự thất vọng khi giải thưởng năm nay loại trừ sự đóng góp của Katalin Kariko và Kizzmekia Corbett, các nhà khoa học đứng đằng sau sự phát triển của vắc xin mRNA, loại vắc xin đang góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, những người theo dõi giải Nobel cho biết hoàn toàn có khả năng Kariko và Corbett sẽ được công nhận trong những năm tới. Họ cho biết, Ủy ban giải có xu hướng vinh danh cho những người xứng đáng sau một thời gian.

“Vấn đề đối với giải Nobel là nó có tiêu chí và truyền thống, họ khó có thể phá vỡ điều đó”, Morgan nói thêm và cho rằng Ủy ban giải có thể sẽ quan tâm tới sự đổi mới khoa học trong đại dịch trong 3 hoặc 4 năm tới.

Ông cũng cho rằng nếu nhìn vào quỹ đạo chung của những người đoạt giải Nobel sẽ thấy số lượng các nhà khoa học nữ tăng lên. “Chúng tôi không nhìn thấy quỹ đạo tương tự đối với các nhà khoa học da màu. Điều đó khiến tôi quan tâm nhiều hơn. Bạn cần tự hỏi có đủ các nhà khoa học da màu trong các trường đại học và họ có được hỗ trợ không”.

Khi được hỏi tại sao có quá ít người da màu đoạt giải Nobel văn học, tiểu thuyết gia Gurnah nói với Reuters rằng thế giới đang thay đổi.

Jesper Haeggstrom, Chủ tịch Hội đồng Nobel trao giải về hóa học hoặc y học cho biết không có lời giải thích nào cho việc nữ giới chưa được trao giải nhưng điều đó phản ánh sự đại diện của phụ nữ trong khoa học. “Trong lịch sử, có ít phụ nữ đại diện về khoa học. Vì vậy khi nhìn lại quá khứ thì càng thấy ít ứng viên nữ hơn”, ông Haeggstrom chia sẻ.

Haeggstrom từ chối cho biết liệu giới tính có đóng một vai trò nào đó trong quá trình lựa chọn của Ủy ban hay không. “Tôi không có quyền cung cấp bất kỳ chi tiết nào về điều này nhưng nói chung tôi có thể nói rằng năng lực khoa học là yếu tố quyết định”, ông chia sẻ.

Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra cách bình chọn của các Ủy ban tuyển chọn khoa học. Chỉ 25% trong số 50 giáo sư trong hội đồng tuyển chọn là phụ nữ.

Ủy ban Vật lý tại Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển bao gồm 6 thành viên, trong đó một thành viên là nữ, và hai thành viên đồng lựa chọn đều là nam giới. Ủy ban hóa học bao gồm 6 thành viên, tất cả là nam, và hai thành viên đồng lựa chọn đều là nữ.

484264_0_93_1300_824_1920x0_80_0_0_1004ccdce75ac14f203f275c045408fd.jpeg

Giải Nobel là một giải thưởng quốc tế được công bố hằng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y sinh, văn học và hòa bình; riêng giải Nobel hòa bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức.

Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng về lĩnh vực kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải thưởng Nobel: Nữ giới vẫn chưa được đánh giá cao