Nhai trầu cau là một thói quen phổ biến ở nhiều nước châu Á song lại gây nguy cơ mắc ung thư miệng cao.

Hiểm họa mắc ung thư từ thói quen nhai trầu cau

Đan Thuỳ | 07/10/2021, 10:55

Nhai trầu cau là một thói quen phổ biến ở nhiều nước châu Á song lại gây nguy cơ mắc ung thư miệng cao.

Ăn trầu là một thói quen phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Đại Dương dùng hỗn hợp lá trầu không và cau.Tục ăn trầu có công dụng làm thơm miệng và là nghi thức xã giao cùng lễ nghi ở Nam Á và Đông Nam Á. Nhưng thật không may rằng loại thực phẩm này có chứa chất gây ung thư khoang miệng, vòm họng. Tháng trước Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã cấm quảng cáo trầu cau trên đài phát thanh, truyền hình và các chương trình trực tuyến.

“Chúng tôi phải khẩn trương tổ chức kiểm tra để đảm bảo các yêu cầu được thực hiện. Chúng ta nên bảo vệ lợi ích của người dân và tạo ra một môi trường giao tiếp tốt”, thông báo viết.

anh-chup-man-hinh-2021-10-07-luc-10.40.23.png
Nhai trầu cau là phong tục ở nhiều nước châu Á - Ảnh: SCMP 

“Trầu cau” dùng để chỉ các loại quả từ cây cau, được gọi là quả cau và có nhiều dạng khác nhau trên khắp châu Á. Còn trầu là lá của cây trầu dùng để ăn kèm với quả cau. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, quả cau thường được nhai không kèm theo lá.

Quả cau thường được so sánh với caffeine, thuốc lá và rượu vì tác dụng tương đối nhẹ trong thời gian ngắn nhưng có tính chất gây nghiện. Hoạt chất trong quả cau được mô tả như một chất kích thích nhẹ tương tự như nicotine.

Hoá chất cối lõi ở mức cao là arecoline, một nghiên cứu trên PLOS One, một tạp chí khoa học được bình duyệt vào năm 2015 cho thấy hoá chất này kích thích các thụ thể tương tự trong não gây ra chứng nghiện nicotine.

Năm 2004 trầu cau được thêm vào danh sách các chất gây ung thư bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế. Điều này có nghĩa là đã có đủ bằng chứng về thành phần trong trầu cau là chất gây ung thư cho con người.

anh-chup-man-hinh-2021-10-07-luc-10.40.37.png
Quả cau - Ảnh: SCMP

Trong một vài năm trở lại đây, các tác nhân gây ung thư đã khiến các cơ quan quản lý quảng cáo của Trung Quốc đặt trầu cau dưới sự quản lý chặt chẽ.

Vào tháng 3.2019, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Hạt Cau tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã cấm “tất cả các hình thức quảng cáo”. Tuy nhiên, SixthTone, một trang web tin tức trực tuyến báo cáo rằng các quảng cáo về trầu cau vẫn được dễ dàng tìm thấy vào năm 2021.

Quả cau được trồng chủ yếu ở tỉnh Hà Nam và được chế biến ở Hồ Nam, theo một báo cáo năm 2019 trên The Lancet, một tạp chí y khoa được đánh giá ngang hàng. Những giá trị lợi ích của quả cau mang lại đã khiến chúng phủ Trung Quốc không chấp nhận các quy định khắt khe.

Các tác giả nghiên cứu viết rằng “quảng cáo trầu cau là giấy thông hành và ngành công nghiệp trầu cau tài trợ cho các chương trình truyền hình nổi tiếng đang tăng lên”.

Trang web chính thức của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Trầu Hồ Nam vẫn có nhiều bài báo ủng hộ lợi ích sức khỏe của loại quả này.

anh-chup-man-hinh-2021-10-07-luc-10.40.44.png
Một người đàn ông sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u trong khoang miệng - Ảnh: SCMP

Quả cau cũng là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc và được cho là có tác dụng cải thiện đường ruột hoặc giúp cơ thể chống lại cảm lạnh. Tuy nhiên, bản chất gây ung thư của quả cau đã quá rõ ràng, những con số thống kê về bệnh ung thư do nhai trầu cau đã gây sốc.

Báo cáo của tạp chí The Lancet đã dẫn một nghiên cứu xem xét lại 8.222 người bị ung thư miệng ở tỉnh Hồ Nam cho thấy kết quả 90% những bệnh nhân này từng nhai trầu cau.

Một nghiên cứu từ CNKI, một viện nghiên cứu của Trung Quốc cho biết tỷ lệ ung thư miệng ở Hồ Nam cao hơn 30% so với các tỉnh, thành phố khác từ năm 2009 đến 2015.

anh-chup-man-hinh-2021-10-07-luc-10.40.52.png
Một người bán hàng ở Myanmar đang sắp xếp những lá trầu không - Ảnh: SCMP 

Ở Đài Loan, một nơi trước đây cũng có phong tục nhai trầu cau có 80 -90% bệnh nhân ung thư hoặc tiền ung thư vào năm 2015 do nhai trầu cau, theo BBC. Theo các cơ quan y tế của chính phủ Đài Loan, một chiến dịch quốc gia chống nhai trầu cau ở Đài Loan đã giảm tỷ lệ người dùng từ 17,2% năm 2007 xuống dưới 7% vào năm 2018.

Báo cáo của The Lancet kêu gọi chính phủ Trung Quốc sử dụng các hạn chế quảng cáo như một bước tiến tới “lệnh cấm rộng rãi hơn đối với trầu cau trong tương lai”. Họ thừa nhận rằng các chính sách như vậy sẽ gây tổn hại cho nông dân và các bên liên quan khác trong ngành nhưng việc hạn chế sử dụng trầu cau là vô cùng quan trọng.

Các tác giả viết: “Chúng tôi chân thành hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ công nhận bằng chứng khoa học cho thấy trầu cau không phải là một loại thần dược và cảnh báo cho mọi người biết rằng nó thực sự có hại cho sức khỏe”.

Bài liên quan
Chủ tịch nước: Châu Á - Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á - Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiểm họa mắc ung thư từ thói quen nhai trầu cau