"Giảm giờ dạy cho giáo viên, nhất là giáo viên kiêm thêm công tác đoàn cần thực tế hơn nữa vì mỗi trường quy mô lớn nhỏ khác nhau sẽ có những công việc đoàn thể bận rộn khác nhau", cô Hà Minh - giáo viên Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới.

Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên: Cần thực tế hơn nữa

Haiyen | 02/04/2016, 05:13

"Giảm giờ dạy cho giáo viên, nhất là giáo viên kiêm thêm công tác đoàn cần thực tế hơn nữa vì mỗi trường quy mô lớn nhỏ khác nhau sẽ có những công việc đoàn thể bận rộn khác nhau", cô Hà Minh - giáo viên Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới.

Ngày 30.3, Bộ GD-ĐT công bố văn bản Thông tư 08 quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Chia sẻ về điều này với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, cô Nguyễn Thị Thu Hoài - giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết việc giảm trừ giờ dạy theo dự thảo bị giảm khá nhiều so với giờ giảm trừ được quy định tại Thông tư 47/2014 của Bộ GD-ĐT. Nếu được giảm giờ thì giáo viên có thời gian chuẩn bị kỹ hơn giáo án cũng như mọi vấn đề, câu hỏi để chuẩn bị cho tiết học mới ở một lớp khác hoặc giờ khác.

Đưa ra ý kiến về vấn đề này, cô Hà Minh - giáo viên Trường tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) cho hay thực tế dù giảm giờ dạy hay không thì giáo viên vẫn kiêm nhiệm rất nhiều việc, nhất là giáo viên chủ nhiệm hoặc là giáo viên kiêm công tác đoàn. Ngay chính những "việc không tên" như: đi đám hiếu - hỉ, giặt chăn màn, quần áo, giẻ, khăn... cho học sinh cũng tốn rất nhiều thời gian. Việc giảm giờ dạy cho giáo viên, nhất là giáo viên kiêm cán bộ đoàn trường thì nên thực tế hơn nữa vì việc đảm nhận cán bộ đoàn là do trách nhiệm chứ chả mấy ai muốn. "Ngay cùng một cấp học, quy mô trường khác nhau cũng nên giảm trừ khác nhau, ví dụ Trường tiểu học Nghĩa Tân là một trường lớn của quận Cầu Giấy, giáo viên được giảm trừ thời lượng dạy học cũng sẽ khác so với trường tiểu học khác có quy mô nhỏ hơn cùng quận. Việc giảm tiết dạy hay giờ dạy cần được sát thực tế hơn nữa tới từng trường, từng quận chứ đừng chỉ trên giấy tờ".

Cũng như các ý kiến của thầy cô giáo, ông Đỗ Văn Nam - Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Hà Nội cho biết giờ giảm trừ theo dự thảo này là quá thấp so với thực tế của giáo viên. "Tại Hà Nội, đa số các giáo viên, kiêm cán bộ công đoàn, đoàn thanh niên ở các cấp lớn đều được giảm trừ tiết dạy lớn hơn nhiều. Nhiều trường đã vận dụng hợp lý hoàn cảnh của nhà trường vào quy chế chi tiêu nội bộ để động viên cán bộ giáo viên tham gia công tác công đoàn của nhà trường. Thường các giáo viên ở cấp THPT sẽ là 16 tiết/tuần nhưng nếu kiêm thêm nhiệm vụ công đoàn sẽ giảm thấp hơn nữa để các giáo viên có thời gian hơn trong việc đảm bảo nội dung, giáo trình giảng dạy".

Hiện nay, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo nhằm tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà quản lý cũng như các tầng lớp xã hội. Sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành chính thức.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng vụ trường quốc tế phát sách nhạy cảm cho học sinh
Trưa 3.5, đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ có hướng xử lý đối với Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) trong vụ việc giáo viên phát sách có nội dung "giường chiếu" nhạy cảm cho học sinh lớp 11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ động thu hút FDI quy mô lớn, công nghệ cao như bán dẫn, AI…
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ yêu cầu chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên: Cần thực tế hơn nữa