Đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết đang điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỉ.

Giám đốc Công an TP.Hà Nội: Đang điều tra vụ lừa đảo, rửa tiền lên đến nhiều nghìn tỉ

Lam Thanh | 01/11/2022, 12:54

Đại biểu Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết đang điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỉ.

Thảo luận về dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền, đại biểu Nguyễn Hải Trung (Hà Nội) cho biết, Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỉ.

Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài. Họ thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam, trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội là ở nước ngoài và công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài.

Ông Trung cũng cho biết phương thức phạm tội của họ rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó chụm vào 1 tài khoản ảo, rồi rút ra tiền mặt.

Từ đẫn chứng nêu trên, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản.

“Thời gian, qua nổi lên là hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, ông Trung nói.

Mục đích của hành vi này là nhằm che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức thực sự quản lý sở hữu tài sản, gây khó khăn, tránh né công tác phát hiện của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, đại biểu nhận thấy, đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện xác định rõ đối tượng tự quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu được việc giả mạo thông tin tài khoản.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Hải Trung đề nghị cần có cơ chế phối hợp đối chiếu thông tin chủ tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian thanh toán; đăng ký mở tài khoản với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phòng tránh các trường hợp sử dụng tài khoản giả.

Đồng thời, tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.

trung.jpg
Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Hà Nội

Ông Trung cũng kiến nghị đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo Luật này để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Trung cũng đề nghị cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội.

Đối với định nghĩa về tài sản, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng trong thời đại công nghệ hiện nay, quy định như trong dự thảo luật vẫn thiếu, chưa đầy đủ.

Theo đại biểu Nghĩa, hiện nay chưa có khái niệm ảo, tiền ảo hoặc tài sản ảo, số hóa,... do đó cần phải quy định thêm tài sản ảo, tài sản số hóa và tài sản mã hóa sẽ bao gồm được nhiều hình thức tiền và hình thức tài sản hiện nay đang bắt đầu sử dụng. Khái niệm và thực tiễn hiện nay rộng, nếu chỉ quy định như trong dự thảo luật sẽ không bao quát hết và sẽ khó áp dụng.

Về nguyên tắc phòng chống rửa tiền, theo quy định của pháp luật để trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đại biểu Nghĩa đề nghị sửa đổi thành chủ quyền và lợi ích quốc gia. Bởi vì, nếu rửa tiền bên ngoài Việt Nam nhưng lại xâm phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam và khi nào xâm phạm đến lợi ích quốc gia thì có quyền áp dụng luật.

Đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu Điều 324 của Bộ luật Hình sự hiện hành để có sự tương thích về khái niệm rửa tiền giữa Bộ luật hình sự và Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi).

Theo đại biểu, trong Bộ Luật Hình sự, khái niệm rửa tiền đã chỉ rõ khi khởi tố bị can, bị cáo và người phạm tội đã xác định và người chấp hành án (có nghĩa là có dấu hiệu rõ ràng).

Về dấu hiệu đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, dấu hiệu đáng ngờ chủ yếu là mang tính định tính. Cơ quan soạn thảo tổng hợp từ kinh nghiệm mang tính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có cân nhắc những đặc thù về các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của Việt Nam.

“Do dấu hiệu giao dịch đáng ngờ là định tính và chỉ là bước khởi đầu phát hiện ra có dấu hiệu đáng ngờ, là dấu hiệu cảnh báo ban đầu, sau đó các đối tượng báo cáo, các chủ thể báo cáo sẽ gửi cho Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận thông tin để phân tích, xử lý…”, bà Hồng nêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám đốc Công an TP.Hà Nội: Đang điều tra vụ lừa đảo, rửa tiền lên đến nhiều nghìn tỉ