Với hệ thống đường cao tốc cùng cảng Trần Đề, sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ GTVT tin chắc sau nhiệm kỳ này, khu vực ĐBSCL sẽ là nơi rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Giao thông ĐBSCL: Phát triển cao tốc phải kết nối với cảng biển để phát huy hiệu quả

Hồ Đông | 21/06/2022, 17:17

Với hệ thống đường cao tốc cùng cảng Trần Đề, sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ GTVT tin chắc sau nhiệm kỳ này, khu vực ĐBSCL sẽ là nơi rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Sáng 21.6, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận Giao thông luôn được xem là "điểm nghẽn" trong phát triển của vùng.

Ông Thể cho biết: "Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã rất tập trung để điều chỉnh quy hoạch giao thông, trong đó chúng tôi xác định giao thông vận tải đóng góp gì cho khu vực ĐBSCL, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư đến với khu vực này để phát triển".

Về đột phá giao thông đã và sẽ triển khai trong thời gian tới, ông Thể cho biết Bộ GTVT xem xét trên cả giao thông đường thủy, đường bộ và đường không.

Cụ thể, về đường biển sẽ bổ sung cảng Trần Đề (Sóc Trăng) - xem đây là cửa ngõ chính ĐBSCL để tàu 80.000-100.000 tấn có thể hoạt động ở khu vực này, đồng thời đảm bảo cho tàu 10.000 tấn đến với TP.Cần Thơ và một số cảng.

Về hàng không, ngoài sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ GTVT đang nghiên cứu nâng cấp 3 sân bay. Trong đó, bay Phú Quốc sẽ nghiên cứu thêm đường băng; sân bay Cà Mau và Rạch Giá cũng đang trong kế hoạch nâng cấp để đảm bảo tàu bay A320 có thể đỗ.

Về đường bộ, trong nhiệm kỳ này, cả hệ thống chính trị đã tập trung cho ĐBSCL rất lớn. Có 86.000 tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thống nhất để tập trung phát triển đột phá hệ thống đường cao tốc ở khu vực này. Trong đó, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km, có tổng mức đầu tư sơ bộ 44.691 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 30.758 tỉ đồng, ngân sách giai đoạn 2026-2030 khoảng 13.933 tỉ đồng.

Ông Thể chia sẻ: “Hiện nay, cả vùng đồng bằng mới có 90km đường cao tốc và chúng ta đang triển khai 30km nữa. Như vậy, trong những năm qua, chúng ta triển khai được 120km mà mới đạt được 90km. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ này, chúng tôi bố trí đầu tư 400km đường cao tốc, gồm những trục chính kết nối TP.HCM với Cần Thơ, từ Cần Thơ kết nối mũi Cà Mau; Tuyến cao tốc quan trọng An Thủ (Cao Lãnh, Đồng Tháp) qua Rạch Giá (Kiên Giang). Nếu chúng ta đạt kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ này có thể đạt 400 km đường cao tốc, cộng với khoảng 130km hiện nay đang triển khai thì chúng ta sẽ có 500km đường cao tốc".

cang-tran-de.jpg
Cảng Trần Đề - Ảnh: Internet

Đặc biệt, Bộ GTVT xác định cao tốc đường bộ phải kết nối với đường thủy thì mới phát huy hiệu quả kinh tế. Cụ thể, điểm cuối của hệ thống cao tốc này kết nối với cảng Trần Đề. Trong khi từ Cảng Trần Đề - nơi tàu 100.000 tấn cập bến chỉ cách TP.Cần Thơ 60km.

Ông Thể tin tưởng: "Với hệ thống đường cao tốc cùng cảng Trần Đề, sân bay quốc tế Cần Thơ, chúng tôi tin chắc sau nhiệm kỳ này, khu vực ĐBSCL sẽ là nơi rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Đặc biệt các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đến đây, hình thành các khu công nghiệp".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
5 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao thông ĐBSCL: Phát triển cao tốc phải kết nối với cảng biển để phát huy hiệu quả