Mới đây, thanh tra Bộ GD-ĐT vừa giải thích một số điều trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục khiến dư luận quan tâm.

Giáo viên không phải chịu sự chế tài của nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục

Hải Yến | 05/10/2018, 05:37

Mới đây, thanh tra Bộ GD-ĐT vừa giải thích một số điều trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục khiến dư luận quan tâm.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GD-ĐT soạn thảo đang được lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân. Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo bị phạt 10-20 triệu (Điều 29); xâm phạm thân thể người học bị phạt 20-30 triệu đồng (Điều 32). Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Về những quy định này, những ngày qua nhiều giáo viên đã lên tiếng phản đối, cho rằng mức tiền như Điều 32 dự thảo nghị định là quá nặng, làm tăng áp lực lên nhà giáo... Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Bộ GD-ĐT thông tin và làm rõ hơn một số vấn đề mà dư luận, cũng như đội ngũ nhà giáo, học sinh, phụ huynh đang quan tâm.

Về những ý kiến dư luận báo chí và giáo viên cho rằng Nghị định sẽ tăng sức ép lên giáo viên, mức tiền phạt quá nặng… Thanh tra Bộ GD- ĐT giải thích, nhà giáo nói chung không chịu sự chế tài của nghị định. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19.7.2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì:

“Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”. Như vậy, nhà giáo nói chung không chịu sự chế tài của Nghị định này.

Về những nghi ngại cho rằng phạt hành vi xúc phạm người học lên đến 20 triệu đồng, đánh học sinh bị phạt 30 triệu đồng là quá cao, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định chung hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể của người học thuộc một nhóm hành vi. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cho rằng hành vi xâm phạm thân thể có tính nguy hiểm cao hơn hành vi xúc phạm danh dự nên đã tách quy định này thành 2 nhóm hành vi nhằm hướng tới việc hạn chế tình trạng bạo hành trong nhà trường.

Đồng thời, để bảo vệ nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường hợp bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể, Nghị định cũng quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này. Các quy định này hướng tới bảo vệ cả người học và nhà giáo; đồng thời đảm bảo các cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý bình đẳng như nhau.

Khi Nghị định ban hành cần tuyên truyền rộng rãi để các thầy cô giáo, cán bộ quản lý cán bộ và nhân dân hiểu. Đồng thời, tập huấn kỹ cho lực lượng thanh tra để việc triển khai thực hiện đúng quy định.

Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
Tình hình giao thông cả nước sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168
Sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên cả nước đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, giao thông đi vào nền nếp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên không phải chịu sự chế tài của nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục