Việc thủy điện An Khê-Ka Nak ngăn sông chuyển dòng nhân tạo đã gây thiệt hại nghiêm trọng vùng hạ lưu sông Ba ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa của người dân sống hai bên lưu vực; xa hơn có thể ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết của các dân tộc cùng chung sống bên sông.

'Giết chết’ sông Ba: Thiệt hại đa dạng sinh học và ảnh hưởng khối đại đoàn kết

Lê Đình Dũng | 11/04/2016, 16:34

Việc thủy điện An Khê-Ka Nak ngăn sông chuyển dòng nhân tạo đã gây thiệt hại nghiêm trọng vùng hạ lưu sông Ba ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa của người dân sống hai bên lưu vực; xa hơn có thể ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết của các dân tộc cùng chung sống bên sông.

Nhận định này của PGS.TS. Nguyễn Danh, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Gia Lai khóa 12; Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Gia Lai. Báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn với ông về vấn đề này.

PGS.TS.Nguyễn Danh- Ảnh: Lê Đình Dũng.

- Thưa ông, từng là một ĐBQH đi ghi nhận việc thủy điện An Khê-Ka Nak ngăn sông chuyển dòng ‘giết chết’ dòng sông Ba khiến dân tình hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên khốn khổ, ông có thể cho biết hệ lụy mà công trình này gây ra?

PGS.TS. Nguyễn Danh: Từ bao đời nay, thiên nhiên đã hình thành con sông Ba, tức là thiên nhiên đã có sự chọn lọc, tại sao chảy hướng này mà không chảy hướng kia.

Lưu vực sông đó người dân 2 tỉnh Gia Lai và Phú Yên đã sinh sống, canh tác, thừa hưởng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của sông. Một dòng sông nhiều cá, tôm… kể cả nhữngthực vật hạ đẳng sống ở đây; cá tôm thì người ta bắt, môi trường tốt thì họ tổ chức nuôi, còn những thực vật hạ đẳng tồn tại góp phần làm sạch nguồn nước. Nhưng giờ thì đã biến đổi rồi.

Chuyển dòng (lấy nước sông Ba đổ về sông Côn) là thực hiện mộtcông trình nhân tạo. Trong thời gian lập dự án,xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cũng chỉ là trong một tình huống cụ thể thôi. Bây giờ cộng thêmhiện tượng El nino nữa thì liệu những luận cứ đó đã được dự đoán để xử lý chưa?Xả nước bao nhiêu m3/s nó mang tính hành chính, quản lý nhiều hơn là mang tính tự nhiên vốn rất đổi linh hoạt.

Không ai đội đá vá trời do đó phải tìm hiểu quyluật thiên nhiên, học hỏi và khắc phục thiên nhiên thì mới hiệu quả. Con đường tìm hiểu thiên nhiên vô cùng vô tận, nếu làm chủ được thiên nhiên thì chắc khoa học về lĩnh vực này cũng không cần hiện hữu nữa.

Cho nên, nếu quan tâm vì cộng đồng thì ta phải tích cực giải quyết hiện trạng vấn đề chứ không nên dựa vào quy trình liên hồ, lý lẽ này nọ trong khingười dân họ không cần biết mấy cái đó mà họ chỉ biết đời sống bị ảnh hưởng trầm trọng!.

- Giết chết một con sông, không chỉ đơn giản là mất đi nguồn nước, ông cóthể chỉ rõ hơn?

PGS.TS. Nguyễn Danh: Ảnh hưởng tiêu cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường của ít nhất là cư dân sống nơi lưu vực.

Về kinh tế: Không đủ nước tưới cho cây trồng dẫn đến thiệt hại về kinh tế, không còn được bắt và nuôi cá tôm trên sông, không có nước cho sinh hoạt,...

Về xã hội:Việc chuyển dòng đã tạo ra một sự xáo trộn. Trước đây người ta sinh sống bình thường, thiên nhiên ban cho họ như thế nào thì họ sống như vậy; giờ có công trình nhưng cuộc sống khó khăn thì họ oán trách mình chứ… Rõ ràng làbất an, lo lắng; cảm giác nhưcông trình chỉ phục vụ lợi ích nào chứ không phục vụ trực tiếp người dân địa phương.

Về môi trường, văn hóa: Giới nghệ sỹ từng gọi là “dòng sông chết”.Tôi thì có ý nghĩ cụ thể hơn: không còn cá tôm để bắt, không còn điều kiện để nuôi trên sông, không còn múc nước để sinh hoạt, không cón thực vật hạ đẳng để miệt mài góp phần làm sạch nguồn nướcvà nguồn nước thêmô nhiễm…

Ở lưu vực này có 3 cộng đồng người chính là Kinh, Banah, Jrai trong khi nướcchuyển dòng về sông Côn,chủ yếu qua cộng đồng người Kinh hưởng lợi. Người dân không biết và hiểu về tầm chiến lược này nọ đâu, người ta chỉ biết họ đang bị thiệt hại.Và thiệt hại này dồn cho ai,người ta suy nghĩ quá đi chứ.

Anh nói ưu tiên gì cho cộng đồng này, dân tộc nọ trong khi việc làmcủa anh không phản ánh đúng như vậy, nếu nói xa hơn là ảnh hưởng đếnđại đoàn kết dân tộc, cần phải chú ý đến việc này!.

- Hệ lụy lớn như vậy nhưng người ta vẫn làm, ông nghĩ ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc này?

PGS.TS. Nguyễn Danh: Theo tôi nghĩ bây giờ không nên đổ lỗi cho ai mà phải nhanh chóng khắc phục hậu quả này như thế nào để không mangtiếng là sai lầm lâu dài, hay là sai lầm thế kỷ.

Một công trình tầm cỡ quốc gia thì phải làm thế nào phục vụ cho được lợi ích mang tính chất quốcgia, không phải chỉ cho việckinh doanh điện mà còn toàn diện cho cả khu vực đó về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và thậm chí cả sự đoàn kết toàn dân tộc nữa.

Bây giờ các bên liên quan phải ngồi lại với nhau một cách tích cực gồm, Bộ Công thương, Tậpđoàn điện lực, địa phương, thậm chí là phải mời đại diện Chính phủlàm trọng tài để giải quyết vấn đề.

Công trình nào cũng có thể sai sót, nhưng những sai sót nghiêm trọng thì không thể để xảy rarồi rút kinh nghiệm được.

- Ông có thể nêu những cách khắc phục?

PGS.TS. Nguyễn Danh: Phải đặt mục đích phục vụ nhân dân là số 1, lợi ích của nhà máy là thứ yếu. Phải xem xét lại toàn bộ quá trình vận hành và giải quyết linh hoạt theo lẽ tự nhiên và đáp ứng yêu cầu hạ lưu như từng có. Không lý thuyết mấy m3/s, người ta không cần biết, người ta chỉ biết là tôi đủ nước rồi hay chưa.

Về mặt kỹ thuật, mùa mưa có thể anh đổ nước dồn về cho đồng bằng, mùa khô anh nên ưu tiên nước cho hạ nguồn của chính dòng sông. Nếu còn chưa ổn thì có thể đóng cửa nhà máy một thời gian.

Về mặt tổ chức, các bộ có liên quan, địa phương cần ngồi lại dưới sự chủ trì của Chính phủ, không thể để các bên tự tương tác với nhau vì không giải quyết được vấn đề gì mà còn gây căng thẳng và hậu quả nghiêm trọng, lâu dài hơn cho người dân.

- Vấn đề này đã được tỉnh kiến nghị rất nhiều, vừa rồi đại biểu Huỳnh Thành đã có bài phát biểu gây chú ý dư luận như đỉnh điểm của bức xúc. Ông nghĩ Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ giải quyết triệt để?

PGS.TS. Nguyễn Danh: Tôi nghĩ rằng bất kỳ chính phủ nào thấy nỗi khó khăn của dân mà không giải quyết thì làm sao yêu cầu dân tin được. Trên cơ sở đó tôi kỳ vọng chính phủ mới sẽ có những hành động tích cực, khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả để giúp người dân.

Vì tiếng kêu này nó kéo dài từ khi thủy điện này đưa vào hoạt động; Đoàn đại biểu QH Gia Lai đãnhiều lần có kiến nghị nhưng đến nay sự chuyển biến còn rất chậm chạp, người dân vẫn bức xúc.

- Xin cảm ơn ông.

Lê Đình Dũng thực hiện
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Giết chết’ sông Ba: Thiệt hại đa dạng sinh học và ảnh hưởng khối đại đoàn kết