Qua các chương trình truyền hình thực tế gần đây như Việt Nam Nextop Model, The Face... có thể nói hình ảnh của nghề mẫu bỗng dưng bị “bóp méo” và trở nên “xấu xí” trong mắt khán giả.

Giới người mẫu buồn và đau lòng vì các cuộc thi người đẹp như 'cái chợ' trên truyền hình

mai trang | 19/07/2017, 22:36

Qua các chương trình truyền hình thực tế gần đây như Việt Nam Nextop Model, The Face... có thể nói hình ảnh của nghề mẫu bỗng dưng bị “bóp méo” và trở nên “xấu xí” trong mắt khán giả.

Những ồn ào này đã khiến người xem truyền hình vô hình chung đã “đánh giá” về nghề người mẫu là “thiếu văn hóa”, “ồn ào” và “chợ búa” khi chứng kiến thí sinh “chửi bới” khi có mâu thuẫn hay tạo ra các luật lệ nhằm hạch sách, chà đạp nhau thậm chí còn có vụ các bạn người mẫu “đánh nhau” đến gãy cả mũi gây xôn xao dư luận.

“Tôi và gia đình xem mà cảm thấy vô cùng ức chế, khó chịu với thái độ ngang ngược, bất chấp, thiếu văn hóa của các thí sinh trong các cuộc thi. Không biết trước khi tham gia cuộc thi mấy chị ấy đối xử với những người xung quanh như thế nào mà lại có cách hành xử như vậy. Xem model chứ có phải xem đánh ghen đâu. Ban tổ chức và giám khảo nên can thiệp vào thái độ sống của họ đi”, bạn Hoàng Anhchia sẻ:

“Tôi bức xúc khi cho một chương trình tào lao và không có giá trị văn hóa gì cả phát sóng trên tivi”, khán giả N.P bình luận. Ngoài ra chương trình này cũng nhận vô số các bình luận “chê trách” khác của khán giả về “chất lượng người mẫu” trên các trang mạng xã hội.

Trước những lời nhận xét không hay từ phía khán giả dành cho nghề, một số người mẫu trong giới đã lên tiếng, chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

Siêu mẫu Ngọc Tình:

Tôi nghĩ chương trình thự tế như con dao 2 lưỡi vậy, cần phải thật tỉnh táo khi hành động hay phán xét điều gì. Người tham gia đôi khi như những “con rối” để cho nhà sản xuất cắt ghép những cái mà người chơi vạ miệng hay những hành động thiếu kiểm soát, nhằm tăng rating cho chương trình, lỗi đó không hẳn là do người chơi mà là một phần là do phía ban tổ chức hoặc bộ phận kiểm duyệt trước khi lên sóng truyền hình.

Với tôi thì khán giả đừng nên phán xét người khác quá vội vàng là có văn hóa hay không. Khi chưa biết hay chưa tiếp xúc với họ, chúng ta hãy xem chương trình và xem nó như là một chương trình giải trí thì sẽ có cái nhìn khác và thoải mái hơn. Còn ở những người chơi thực sự, đôi lúc “diễn hơi sâu” vì họ sợ bị mờ nhạt nên họ hay làm “lố” để gây sự chú ý, quả thật điều đó không thật sự văn minh và có hiệu quả. Tôi nghĩ các bạn cần hơn thua nhau ở tài năng và bản lĩnh thì sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn là cãi nhau như “cái chợ” vậy.

Người mẫu Lê Thúy:

Tôi cảm thấy buồn khi hình ảnh cái nghề của mình đang bị người ta nói là “vô văn hóa” bởi vì bản thân tôi cũng không thể cứu vãn được gì khi độc giả họ đã “phán xét” như vậy rồi thì tôi cũng không thể bắt họ nghĩ khác đi được.

Người mẫu Xuân Lan

"Tôi thấy đau lòng khi nhìn thấy những nỗ lực không chỉ của riêng những bạn thí sinh đó mà còn là công sức gây dựng hình ảnh của rất nhiều người mẫu Việt trong lòng công chúng bị xấu đi một cách thê thảm như thế. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi phản ứng về chuyện này.

Trước đây mọi người có cái nhìn không thiện cảm về nghề mẫu nhưng trong vài năm trở lại đây với sự nỗ lực và cống hiến không ngừng của cả một tập thể người mẫu thì hình ảnh của chúng tôi đã tiến triển tốt lên rất nhiều. Vậy mà giờ mọi thứ tiêu tan.

Sự nỗ lực của chúng tôi không ai chứng kiến, nhưng những thứ “xấu xí” thì nhan nhãn khắp truyền hình, báo chí và mạng xã hội. Những cái mà chương trình truyền hình thực tế mang lại như một thứ “gia vị” tăng sự hứng thú cho người xem thì bỗng dưng lại bị nhà sản xuất biến thành “món chính” hỏi làm sao người xem không bội thực, ngao ngán. Họ cứ làm như thế thì nghề người mẫu này tan nát hết cả".

Siêu mẫu Thanh Hằng

"Tôi nghĩ chuyện gì cũng có nhiều góc độ khác nhau. Khi xem các chương trình đó, có người sẽ đề cao tính chuyên môn, muốn tìm hiểu, chứng kiến quá trình trở thành một người mẫu thực thụ. Tôi tạm gọi đây là nhu cầu chính thống. Ngược lại, sẽ có người thích xem chuyện hậu trường của thí sinh: chung sống thế nào, mâu thuẫn ra sao và giải quyết bằng cách gì. Có những thí sinh cá tính, dữ dằn song cũng có những thí sinh hiền lành, an phận.

Theo tôi, mấu chốt của vấn đề chính là phải biết giữ bình tĩnh trước mọi thứ. Tôi hiểu cảm giác không kiềm chế được bản thân trong tình huống của các bạn trong cuộc thi.Nhưng có điều các bạn nên nhớ rằng mọi thứ chỉ là nhất thời. Còn khi đã xác định đi đường dài thì người đó cần biết cách kiểm soát mọi thứ".

Mai Trang (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Lập những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới người mẫu buồn và đau lòng vì các cuộc thi người đẹp như 'cái chợ' trên truyền hình