Vào trung tuần tháng 12.2017, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi giới thiệu sách “Tượng thờ Hindu giáo: từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt” do Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức.

Giới thiệu sách 'Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt'

01/02/2018, 06:55

Vào trung tuần tháng 12.2017, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi giới thiệu sách “Tượng thờ Hindu giáo: từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt” do Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức.

Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu và đặc sắc trong thời gian gần 10 năm của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) cùng nhóm cộng sự thực hiện. Tác phẩm là một chuyên khảo, tư liệu quý nghiên cứu về văn hóa Chăm, tiếp cận hiện tượng tiếp biến văn hóa Việt – Chăm dựa vào góc nhìn về tín ngưỡng ở miền Trung Việt Nam.

Tính đặc sắc trong chuyên khảo này đó là đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Chăm tại các tỉnh miền Trung qua các giai đoạn lịch sử và sưu tầm được những hình ảnh, tư liệu, hiện vật.. của văn hóa Chăm trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. Và cho đến hiện nay, những tư liệu, hiện vật... đó đã được văn hóa tín ngưỡng của người Việt tiếp nhận và hiện diện trong các chùa miếu Việt cũng như trong cuộc sống của một số người dân.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - chủ biên của công trình, phát biểu tại buổi ra mắt sách

Sách tập trung vào các nội dung chính như Hiện tượng chuyển hóa và biến dưỡng văn hóa - nhìn từ miền Trung Việt Nam (phần 1), Con đường xuôi Nam của người Việt và Nghệ thuật chinh phục vùng đất mới trên góc độ văn hóa tâm linh (phần 2), Sự tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt (phần 3), qua cách thức định danh, thiết trí thờ tự, kỹ thuật xử lý, huyền thoại hóa...

Nội dung của chuyên khảo này dày 280 trang chủ yếu đề cập đến 4 phần chính: Hiện tượng chuyển hóa và biến dưỡng văn hóa (phần 1), Con đường xuôi Nam của người Việt và Nghệ thuật chinh phục vùng đất mới trên góc độ văn hóa tâm linh (phần 2), Sự tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt (phần 3). Phần 4 là kho tư liệu sinh động thể hiện rõ nét đời sống văn hóa tâm linh Chăm và có sự giao thoa Việt-Chăm qua các giai đoạn lịch sử - dẫn chứng cụ thể, giới thiệu về nghệ thuật tạo hình, giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng, sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm thông qua việc tiếp nhận các dạng tượng thờ, phù điêu Hindu giáo trong các ngôi chùa, miếu Việt.

Sự tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt qua bốn cách thức: định danh, thiết trí thờ tự, kỹ thuật xử lý, huyền thoại hóa được trình bày rất chi tiết và dẫn chứng cụ thể trong chuyên khảo này được dựa trên những nghiên cứu từ thực tế và các nguồn tư liệu tin cậy đã giúp cho bạn đọc một cái nhìn rõ nét hơn về giao thoa và tiếp nhận của người Việt.

Quang Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới thiệu sách 'Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt'