Trong thời đại smartphone lên ngôi như hiện nay, chúng ta vẫn thấy nhan nhản rất nhiều những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học, đi làm tới đi café, đi mua sắm, đi hẹn hò, đi làm đẹp và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Giới trẻ cần có văn hóa dùng smartphone

La Hường | 24/04/2018, 17:30

Trong thời đại smartphone lên ngôi như hiện nay, chúng ta vẫn thấy nhan nhản rất nhiều những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học, đi làm tới đi café, đi mua sắm, đi hẹn hò, đi làm đẹp và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Theo thống kê do Công ty Appota công bố, Việt Nam hiện đang có38 triệungười dùng mạng xã hội, trong đó có94%sử dụng điện thoại để vào mạng xã hội hàng ngày. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đang nằm trongtop 20nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với49 triệungười kết nối với Internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.

Những thiết bị công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, khiến con người hình thành nên những thói quen xung quanh các thiết bị công nghệ.Nếu đang sở hữu một trong các thói quen dưới đây, bạn có thể là “kẻ đáng ghét” trong mắt nhiều người.

Vừa đi vừa sử dụng smartphone

Liệu bạn có đang gặp một trường hợp gấp gáp đến nỗi phải vừa đi, vừa chúi mắt vào màn hình smartphone để nhắn tin hay xem tin tức? Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người đó mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người khác khi họ quá tập trung vào việc nhắn tin có thể gây ra tai nạn hoặc va chạm với những người khác đi trên đường.

Không ít vụ tai nạn đã xảy ra chỉ bởi người dùng quá chú ý đến màn hình smartphone trong lúc đang bước đi.

Quá chú tâm đến smartphone mà quên đi người ngồi đối diện

Khung cảnh những người bạn, thậm chí những đôi tình nhân, ngồi cùng nhau trong các nhà hàng, nhưng mỗi người lại chỉ tập trung vào chiếc smartphone trên tay của mình mà dường như quên mất người bên cạnh, đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống ngày nay.

Câu hỏi đặt ra là sẽ thế nào nếu có một người trong số đó bỏ quên hoặc không sở hữu smartphone? Chắc hẳn họ sẽ cảm thấy rất lạc lõng ngay giữa những người quen của mình. Tại sao không tập trung vào cuộc nói chuyện với những người thực sự xung quanh chúng ta, thay vì nói chuyện thông qua các ứng dụng nhắn tin hay mạng xã hội?

Đeo tai phone khi nói chuyện với người khác

Hãy thử tưởng tượng bạn nói chuyện với một người mà người đó luôn đeo phone trên tai, bạn sẽ phải luôn tự hỏi rằng liệu họ có đang nghe mình nói? Đeo tai phone khi nói chuyện với người khác được xem là một hành động bất lịch sự như thể rằng cuộc nói chuyện đó không thực sự quan trọng để họ phải lưu ý đến và lắng nghe.

Do vậy, nếu có thói quen này, bạn nên từ bỏ trước khi trở thành một người bất lịch sự và đáng ghét.

Nhạc chuông quá to

Thiết lập nhạc chuông mà bạn yêu thích là quyền riêng tư của mỗi người, nhưng việc bạn cài đặt nhạc chuông quá to sẽ khiến không ít người khó chịu nhất là trong môi trường làm việc. Thói quen này tương tự với việc khi bạn xem phim hoặc nghe nhạc bằng loa ngoài ở những nơi công cộng.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy giảm mức âm lượng sao cho vừa đủ hoặc chỉnh về chế độ báo rung. Đừng đánh mất thiện cảm của mọi người dành cho bạn chỉ vì thói quen xấu xí này.

Chơi game ở nơi công cộng mà không tắt tiếng

Chơi game trên smartphone hay máy tính bảng là điều bình thường, tuy nhiên chơi game trên các thiết bị di động ở những nơi đông người hoặc những nơi đòi hỏi sự yên lặng, với âm thanh luôn được mở lớn thì hẳn đó là một điều bất lịch sự, nhất là khi game luôn được đi kèm với những nhạc nền, âm thanh... không phải lúc nào cũng có thể “lọt tai” người khác.

Mở loa ngoài và nói chuyện quá to nơi đông người

Chức năng loa ngoài thường được sử dụng khi có một cuộc gọi với nhiều người nghe, tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, ở nơi đông người nhưng cuộc gọi chỉ dành riêng cho bạn, việc mở loa ngoài sẽ làm phiền những người chung quanh, chưa kể họ sẽ phải bất đắc dĩ nghe câu chuyện của bạn qua loa ngoài đang được mở.

Bên cạnh đó, nếu nói chuyện điện thoại quá to nơi đông người cũng là hành động làm phiền người khác và được xem là bất lịch sự, trừ trường hợp bạn bị... nặng tai và thường xuyên nói chuyện với âm lượng to nhất có thể.

Mượn điện thoại và vô tư lướt

Một số người có thói quen thiết lập điện thoại của người khác như điện thoại của mình, hoặc tự ý đăng xuất tài khoản Facebook, Zalo của chủ nhân điện thoại để đăng nhập bằng tài khoản của mình. Đây là một thói quen không nên. Mặc dù các thiết lập đối với bạn là tiện dụng, nhưng có thể sẽ rất xa lạ với người khác. Còn việc đăng xuất tài khoản của người khác để họ phải đăng nhập lại về sau có thể để lại một sự ức chế lớn.

Quỳnh Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới trẻ cần có văn hóa dùng smartphone