Hồi ký sắp được xuất bản của nhiếp ảnh gia Bill Cunningham tiết lộ góc khuất của một nhân vật công chúng người đã che giấu trong cái nhìn giản đơn. Bên cạnh đó là những hình ảnh chưa được công bố từ thời ông còn làm nón.

Góc khuất cuộc đời nhiếp ảnh gia Bill Cunningham, phóng viên New York Times

16/08/2018, 11:57

Hồi ký sắp được xuất bản của nhiếp ảnh gia Bill Cunningham tiết lộ góc khuất của một nhân vật công chúng người đã che giấu trong cái nhìn giản đơn. Bên cạnh đó là những hình ảnh chưa được công bố từ thời ông còn làm nón.

Bill Cunningham - Ảnh: Internet

Năm 1948, Bill Cunningham từ bỏ sự tiện nghi của tầng lớp trung lưu ở quê nhà Boston, tiểu bang Massachusetts cũng như học bổng Harvard đầy hứa hẹn (các lớp học, ông viết, “giống như ở trong tù”) để có cơ hội làm việc ở thành phố New York. 19 tuổi, ông được đào tạo một khóa làm việc tại trung tâm thương mại xa xỉ Bonwit Teller, nơi ông làm ở bộ phận quảng cáo. Theo như ông nhớ, “Tôi bắt đầu cuộc sống New York giống như ngôi sao vụt qua khoảng trời”.

Cunningham thiết kế một số nón đi biển ngộ nghĩnh, trong đó có một cái nón với màn cửa dài – giống như tua rua và một cái nón giống vỏ sò khổng lồ - Ảnh: NYT

Cunningham nổi tiếng vì viết hai chuyên mục trong báo New York Times là On the Street và Evening Hours, chính thức bắt đầu từ năm 1989, dù ông phụ trách thời trang của báo New York Times từ cuối những năm 1970 cho đến lúc ông qua đời ở tuổi 87 vào năm 2016. On the Street là chuyên mục viết về cách người ta ăn mặc – đi làm, đi ăn trưa, đi gặp gỡ các bác sĩ tâm lý của họ – điều đó có nghĩa là Cunningham đi săn tin đường phố thường xuyên. Evening Hours theo kiểu một cuốn nhật ký xã hội nhiều hơn, nhận biết một cách tôn trọng về các triều đại và dòng họ nào đó mà công việc từ thiện cùng cách ăn mặc trang trọng của họ tỏa ra cảm giác hoài cổ. Người ta thường bắt gặp ông đạp xe vòng quanh quận Manhattan, thành phố New York trong chiếc áo jacket màu xanh biển đậm và quần kaki, đeo máy ảnh trên cổ, sẵn sàng bấm máy ngay lập tức.

Nón có hình giống con cá do Cunningham thiết kế - Ảnh: NYT

Nhưng trước khi ông ghi lại những sáng tạo của người khác, Cunningham đã ghi lại sự sáng tạo của chính ông. Trong năm đầu tiên ở thành phố New York, ông ra mắt công việc kinh doanh thời trang mang tên William J. (“J” viết tắt từ chữ John, tên ông. Tên khai sinh của ông là William John Cunningham Jr.), cái tên có dụng ý dành cho phụ nữ yêu thời trang của Manhattan những chiếc nón trong mơ của họ. Đó là một thành công nhỏ bé, hoặc nhiều như nó có thể - Cunningham phải tạm ngưng công việc kinh doanh trong vài năm sau đó khi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc. Điều này, và các chi tiết khác, đều được ghi lại trong hồi ký được xuất bản sau khi ông mất, “Fashion Climbing”, sẽ được Nhà xuất bản Penguin Press cho ra mắt vào tháng 9. Cunningham đã viết hồi ký trong bí mật, để lại hai bản y hệt nhau trong số những tài sản để cho ai đó đi tìm. Hành động dường như ngụ ý ông ít quan tâm đến sự chú ý mà hầu hết các cây viết khao khát, ông xác định lời cuối trong cuộc đời của ông thuộc về ông.

Nón con mực William J. mà Cunningham đã viết “làm mọi người sợ hãi” - Ảnh: NYT

Khi từ Pháp trở về Mỹ năm 1954 (ông đóng quân ở châu Âu), ông trở lại làm nón, và dù những ký ức của ông về những bữa tiệc xa hoa và những câu chuyện về các khách hàng lý tưởng (Marilyn Monroe đã đến thăm cửa hàng của ông) vẫn còn, các sáng tạo đã mất. Trong khi khoảng hai tá nón của Cunningham nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, một ít nón đang được trưng bày tại triển lãm Bill Cunningham ở Hiệp hội Lịch sử New York, phần lớn nón đã bị thất lạc. Năm 1962, Cunningham ngưng làm nón hoàn toàn. Thời trang của phụ nữ đã thay đổi. Phụ nữ trẻ không đội nón nữa.

Cunningham nhận xét về chiếc nón này, “Không may, kiểu này bán chậm, khi nó có giá 25 đến 35 USD. Thậm chí với giá đó cũng không lời nhiều” - Ảnh: NYT

Những chiếc nón đầy sáng tạo thể hiện niềm đam mê thầm kín, một sự cuồng nhiệt trái ngược với cuộc sống kỷ luật, thậm chí khổ hạnh mà sau này ông được biết đến nhiều. Những chiếc nón của ông ngộ nghĩnh, kỳ lạ: con bạch tuột và vòi của nó lủng lẳng, cá với vảy lấp lánh, vỏ sò khổng lồ mà thông qua cái vỏ một phần gương mặt phụ nữ thoáng hiện ra, một hạt trai bóng sáng. Những chiếc nón khác được trang trí với lông công và đà điểu hoặc được tô điểm với bộ da lông chồn và bộ da lông sóc; một số chiếc nón khác được làm giống rau và trái cây – táo, bắp cải, lê, cam, cà rốt, thậm chí là một miếng dưa hấu; hoặc có những chiếc nón như những bông hoa và tán lá dường như mọc thẳng từ đầu của người phụ nữ. Chúng siêu thực và kỳ lạ và... độc bản. Không phải ai cũng đội được chúng.

Một thiết kế khác của Cunningham - Ảnh: NYT

Điều gì ở Cunningham khiến cho ông được yêu mến đến thế? Thật ra, đó không phải vì chất lượng những tấm hình, những tấm hình đẹp. Cũng không nhất thiết vì bài viết của ông, bài viết có duyên và sống động. Điều khiến cho ông quá hấp dẫn – Cunningham luôn luôn cư xử như thể ông là một người ngoài nhìn vào, khách quan và mang đến cảm giác không thể mua chuộc được.

Khi ông ngại ngần nhận lời để quay “Bill Cunningham New York”, một bộ phim tài liệu năm 2011 nói về cuộc đời của ông, cuối cùng, người ta mới nhìn thấy nhiều hơn về con người ông phía sau ống kính. Căn hộ nhỏ của ông nằm ở phía trên phòng hòa nhạc Carnegie Hall cực kỳ đơn sơ và lập dị (những dãy tủ đựng hồ sơ không bằng nhau, những chiếc móc áo kim loại, tấm nệm kê trên những thùng nhựa) – nhưng nó là thiên đường cho một tâm hồn thoải mái với trạng thái cô độc: Cuộc sống thật sự của ông là ở bên ngoài, trên các con phố. Điều khiến cho ông khác thường là sự tò mò không ngừng nghỉ của ông, khát vọng của ông khi được nhìn thấy mọi thứ - từng chiếc áo khoác tím vào một ngày mùa đông, từng chiếc áo đầm xanh lá cây tại mỗi một bữa tiệc đêm trang trọng.

Hình ảnh quen thuộc về Bill Cunningham trên các đường phố New York - Ảnh: Internet

Thông thường, những người quan sát nghệ thuật giỏi nhất, có thể xem là những nghệ sĩ. Điều hành một cửa hàng thời trang là việc khó. Cunningham không có tiền để đầu tư. Các thiết kế lạ mắt mà ông làm thường bị các nhà sản xuất lớn sao chép dễ dàng. Trong 4 năm đầu khi ông làm nón, ông thổ lộ ông “bị 7 ngân hàng từ chối” vì nợ xấu. Có lẽ một công việc ổn định, tại một tờ báo lớn, là đáng tin cậy. Có lẽ vậy, ông chỉ cảm thấy an toàn khi đứng sau ống kính.

Bill Cunningham và Anna Wintour - Ảnh: Internet

Có lần, cây viết Thessaly La Force của tờ New York Times gọi tên ông rất to. Khi đó, ở độ tuổi 20, bà mặc áo đầm dự tiệc lấp lánh, đứng bên ngoài Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ với một người bạn. Cô bạn bà cảm thấy ngại cho bà – bạn bà nghĩ bà thô lỗ - nhưng bà chỉ cảm thấy không thể kìm được tính cởi mở khi nhận ra ai đó mà bà cho rằng đặc biệt. Ông đang mở khóa xe đạp. Ông làm lơ bà (một cách lịch sự, theo bà là vậy) – và giờ đây bà hiểu tại sao, vì bà tin ông không thích được chú ý. Ông là bậc thầy trong việc không muốn được ai biết đến. Đó là một trong những khả năng tuyệt vời của ông, thậm chí nếu người ta nhìn thấy ông khắp nơi ở thành phố New York, trong chiếc áo màu xanh biển đậm. Ông được nhớ đến nhiều nhất vì sự bền bỉ trong việc biết nắm bắt – trong việc tìm thấy những con người những người muốn được chụp hình. Nhưng giờ đây, người ta biết hài lòng hơn một chút, hạnh phúc, cũng là điều ông nhìn thấy trong chính bản thân ông.

Mê Linh (theo NYT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góc khuất cuộc đời nhiếp ảnh gia Bill Cunningham, phóng viên New York Times