Mới đây, cách viết cải tiến chữ cái tiếng Việt mà PGS-TS. Bùi Hiền (nguyên Phó hiệu trưởng ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản đã gây xôn xao dư luận.

Góc nhìn đa chiều về đề xuất cải tiến chữ cái tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền

Hải Yến | 25/11/2017, 13:44

Mới đây, cách viết cải tiến chữ cái tiếng Việt mà PGS-TS. Bùi Hiền (nguyên Phó hiệu trưởng ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản đã gây xôn xao dư luận.

PGS-TS Bùi Hiền đã xuất bản cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triểndày 2.200 trang, do NXB Dân trí ấnhành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9.2017. Trong nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tếcủa PGS-TSBùi Hiền (nguyên Phó hiệu trưởng ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung vàPhương pháp dạy - học phổ thông) với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

Ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư... Những bất hợp lý mà PGS-TS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

Ví dụ mà PGS-TS Bùi Hiền đưa ra về cách cải tiến tiếng Việt

Từ những nghiên cứu trên, PGS Bùi Hiền cho rằng: “Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”.

PGS-TS BùiHiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước xem xét. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kýtự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kýtự ghép n’ để biểu đạt.

Hàng loạt bình luận tranh cãi và phản đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng

Ngay khi thông tin về ý tưởng cải tiến ngôn ngữ của PGS-TS Bùi Hiền xuất hiện trên mạng xã hội, dư luận đã tranh cãi khá gay gắt, thậm chí có những ý kiến cho rằng đây quả thực là ý tưởng... "đẩy lùi sự văn minh". Rất nhiều ý kiến cho rằngtiếng Việt hiện tại không cần thiết cải tiến. Nếu cải tiến sẽ có nhiều hệ lụy, mất nhiều thời gian để thay đổi.. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằngý tưởng của PGSBùi Hiền không hẳn bất hợp lý, ông đang hướng đến một nguyên tắc thống nhất về ngôn ngữ Việt.

Thậm chí có những độc giả lo ngại: "Nếu việc đề xuất thay đổi chữ tiếng Việt thành công thì 100% người dân Việt Nam mù chữ và phải đào tạo lại hệ thống chữ viết từ đầu. Đừng để mất đi sự trong sáng của tiếng Việt lâu nay bằng sự cải cách không đáng có".

Nhiều người đã thử viết tiếng theo phương pháp mà PGS-TS Bùi Hiền đưa ra và tỏ ý lo ngại cho nền giáo dục nước nhà

Chia sẻ trên chính báo Thanh Niên về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành, Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ không riêng gì đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền. Tuy nhiên sự thay đổi về ngôn ngữ này sẽ khiến tiếng Việt bị rối, ngoài raphải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải tiến.

         
   

Ông Bùi Hiền đưa ra ví dụ về việc cải tiến tiếng Việt như sau:

   

LUẬT GIÁO DỤC

   

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

   

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

   

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

   

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.

   

LUẬT ZÁO ZỤK

   

Điều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

   

1. Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

   

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

   

3. Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.

   
Dạ Thảo (tổng hợp) - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góc nhìn đa chiều về đề xuất cải tiến chữ cái tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền