Sáng nay, 26.8, Giáo sư (GS) Trần Văn Khê đã trút hơi thở cuối cùng. Sinh thời, GS Trần Văn Khê từng chia sẻ, ông gắn bó cả cuộc đời với âm nhạc truyền thống do "duyên trời định": "Tôi đến với nhã nhạc Huế như tôi đã đến với ca trù, chầu văn miền Bắc, hát bội miền Nam, nhạc Phật giáo ba miền - những bộ môn đó gặp khó khăn do những thay đổi về mặt chính trị, kinh tế, xã hội tại VN và có thể bị chìm vào quên lãng

GS Trần Văn Khê sợ người nước ngoài đánh giá Việt Nam không có văn hóa nghe nhạc

Một Thế Giới | 24/06/2015, 11:06

Sáng nay, 26.8, Giáo sư (GS) Trần Văn Khê đã trút hơi thở cuối cùng. Sinh thời, GS Trần Văn Khê từng chia sẻ, ông gắn bó cả cuộc đời với âm nhạc truyền thống do "duyên trời định": "Tôi đến với nhã nhạc Huế như tôi đã đến với ca trù, chầu văn miền Bắc, hát bội miền Nam, nhạc Phật giáo ba miền - những bộ môn đó gặp khó khăn do những thay đổi về mặt chính trị, kinh tế, xã hội tại VN và có thể bị chìm vào quên lãng

Sống xa quê nhà hơn nửa thế kỷ, ông mới về nước hẳn nhưng dường như Việt Nam chưa bao giờ xa lạ với GS Trần Văn Khê. Ông yêu đất nước bằng tình yêu máu mủ, ruột thịt, gắn bó với quê hương từ những món ăn thường ngày tự nấu, đến âm nhạc dân tộc mà ông dành cả đời nghiên cứu, bảo tồn...

Từ ngày về nước, ông tiếp tục đi sâu tìm hiểu, giảng dạy âm nhạc dân tộc Việt Nam trên chính quê hương mình. Ông đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, mong muốn đưa âm nhạc dân tộc thu hút được thanh niên, học sinh - sinh viên, từ đó giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Ông  cho rằng giữ gìn tiếng hát ru cũng là bước đầu giữ gìn bản sắc dân tộc.

Về nước, cũng có điều làm GS Trần Văn Khê phải lăn tăn , chưa hài lòng. Đó là nếp sống văn hóa ngày xưa đã mất đi nhiều. Đi vào rạp hát hay phòng hòa nhạc ông cảm thấy buồn vô cùng. "Tôi thấy người Việt Nam mình đến không nghe nhiều, nghe một cách xao lãng, nói điện thoại, đọc báo, nói chuyện với nhau hay thậm chí là ăn uống và cuối cùng không vỗ tay hoặc vỗ tay lẹt đẹt hai ba tiếng. Rõ ràng sự cảm thông giữa người nghe và người diễn bị mất đi. Người nghệ sĩ sẽ cảm thấy rất thất vọng

Tôi sợ người nước ngoài khi đến đây họ sẽ thấy dường như người VN chưa có văn hóa nghe nhạc. Hay là những cuộc hội thảo được làm không chu đáo, có khi giấy mời đến tay tôi thì hội thảo đã diễn ra được vài buổi. Người đến dự thì không đúng giờ, các bài diễn văn nhạt và không đủ tầm... Nhạc truyền thống chưa được coi trọng nên giới trẻ dường như đang quay lưng lại", GS từng tâm sự.
Ông nhận thấy rằng bản sắc dân tộc bị lu mờ, thanh niên thích nghe nhạc nước ngoài hơn nhạc dân tộc là một căn bệnh mãn tính. Muốn trị bệnh ấy phải trị căn chứ không trị chứng.

Và những phương thuốc GS Trần Văn Khê đề nghị là: làm sống lại tiếng hát ru; tập trẻ em hát lại đồng dao hoặc những bài hát sáng tác theo truyền thống dân tộc với nội dung phù hợp với trẻ; khuyến khích nông dân hò trong khi làm việc, hát trong lúc nghỉ ngơi; khuyến khích thanh niên hát những bài loại đối ca nam nữ; tổ chức những liên hoan dân ca cổ nhạc, những cuộc thi nhạc khí và tiếng ca dân tộc; đem âm nhạc vào học đường, từ lớp mẫu giáo, tiểu học lên đến đại học; báo chí và các phương tiện truyền thông nên có nhiều bài viết, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình giới thiệu và giảng giải về âm nhạc dân tộc; tôn vinh những nghệ nhân cả đời phụng sự âm nhạc dân tộc.

Có lần, GS Khê từng tâm sự, về nước ông mới được sống cuộc đời của một người hạnh phúc- điều mà ít người dám nói tới. Bởi ông bảo mình từng ước mơ có ngôi nhà trưng bày các tư liệu nghe nhìn mà ông thích và khu vườn với những cây hoa. Bây giờ mỗi sáng thức dậy ông đã thấy có tia nắng ấm của sự sống ở Việt Nam, mở đài phát thanh, truyền hình là tiếng Việt, mở sách đọc tiếng Việt, ăn món ăn Việt, rồi nói tiếng Việt với mọi người. 

"Tôi đã đi, đã được học, nghiên cứu sâu sắc những nét giá trị của văn hóa Việt Nam để giới thiệu cho bạn bè quốc tế, bây giờ về đây để dạy cho các học trò của tôi. Tất cả những cái gì hay về mặt nghệ thuật mà tôi đã chắt lọc để làm giàu, bổ sung cho âm nhạc Việt Nam. Tôi đem được hết các hiện vật gắn với cuộc sống của tôi về đây, ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai này sẽ trở thành nhà trưng bày sau khi tôi ra đi mãi mãi. Tôi yên tâm lắm, ước mơ của tôi đã thành hiện thực", GS tâm sự
Tổng hợp từ VNN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Trần Văn Khê sợ người nước ngoài đánh giá Việt Nam không có văn hóa nghe nhạc