GS Võ Tòng Xuân từng nêu quan điểm “nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa”. Ông đã giải thích nhận định này tại tọa đàm trực tuyến “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”.

GS Võ Tòng Xuân: Nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa

Lam Thanh | 16/12/2021, 13:05

GS Võ Tòng Xuân từng nêu quan điểm “nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa”. Ông đã giải thích nhận định này tại tọa đàm trực tuyến “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”.

Sáng 16.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”.

Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm qua rất khó khăn với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch, phải thực hiện giãn cách kéo dài. Ước tính trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng trung bình khu vực ĐBSCL đạt hơn 4,5%, thấp hơn trung bình 5,64% của cả nước. Thậm chí, dự kiến, cuối năm tăng trưởng khu vực ĐBCSLC có thể bị âm.

Trong năm qua, số lượng doanh nghiệp đăng ký lập mới chỉ hơn 6.000, bằng 34% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó số doanh nghiệp dừng hoạt động là gần 8.000.

“Đây là khu vực năng động, xuất khẩu lớn, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng gặp khó khăn nên ảnh hưởng nhiều tới nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Hầu hết các nguồn lực tài chính, nhân lực được sử dụng chống dịch thời gian qua”, ông Thọ nói và cho rằng thời gian tới phải triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường…

dbscl.jpg
Tọa đàm: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”

GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nhận định chủ trương thuận thiên với Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ cho ĐBSCL của mình, mà cho cả thế giới.

Về thiên nhiên, hiện nay, theo ông Xuân, chúng ta có ít nước trong mùa khô, mùa mưa thì không giữ được nước ngọt, thành ra cách sử dụng nước thông minh là chúng ta thuận thiên.

“Đồng bằng của mình, nhất là vùng ven biển, trước kia người ta trồng lúa xen thêm vụ tôm ở vùng mặn. Khi có Nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác. Ruộng lúa mùa mưa rất nhiều nước, chuyển sang mùa khô nuôi tôm có lợi. Nhưng ngoài vùng mặn này, trong vùng ngọt, vùng lũ các tỉnh còn đang phân vân chuyển như nào, bởi 1 hệ thống trước đây giờ chuyển lại phải đầu tư”, ông Xuân nói.

GS Võ Tòng Xuân từng nêu quan điểm “nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa”. GS Xuân cho hay sở dĩ ông nói đó là "cái vòng kim cô" bởi vì “vấn đề mà chúng ta đang gặp phải bắt đầu từ tháng 9 năm 1989, khi chúng ta xuất khẩu gạo. Tôi nhớ rằng chúng ta xuất khẩu được 1.790.000 tấn gạo. Nhưng từ năm 1990 trở đi thì chúng ta đạt được 2 triệu tấn, 3 triệu tấn, 7 triệu tấn, có lúc tới 9 triệu tấn. Thậm chí chúng ta vượt qua cái ngưỡng đói, thiếu ăn cho tới dư ăn nhiều quá rồi mà vẫn còn lúa”.

“Tôi đi các vùng ven biển, ví dụ như Bạc Liêu chẳng hạn, lúa trong mùa khô thì đang chết cháy, thiếu nước. Trong khi kế bên những người có lúa cháy này là những người nuôi tôm lại rất sung sướng. Tôi mới hỏi mấy cán bộ địa phương cho bà con nuôi tôm, nhưng mà đây là huyện bắt buộc phải trồng lúa”, ông Võ Tòng Xuân nêu.

Theo ông Xuân, chỉ tiêu GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) ở trên đưa xuống cho các tỉnh và các tỉnh đưa xuống cho các huyện, GRDP quy ra tấn lúa chứ không phải quy ra tiền.

“Cho nên mấy anh biết là ép bà con nông dân đi trồng lúa không giàu nhưng mà không được làm những thứ khác. Chỗ này chính là cái "vòng kim cô". Cho nên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy được chỗ này thì mới nói đã bao nhiêu lâu mình bắt người nông dân trồng lúa.

Do đó, khi Nghị quyết 120 ra đời, tôi không phải là người nói một lần mà rất nhiều cán bộ địa phương cũng nói là "vòng kim cô". Qua cái này, chúng ta thấy rõ ràng là Nghị quyết 120 đổi đời người nông dân”, ông Xuân nêu.

dbscl-2.png
GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ

Theo GS Võ Tòng Xuân, hiện nay bà con dân biển đang chuẩn bị đưa một vụ tôm hoặc hai vụ tôm vào vụ lúa của mình. “Có thể nói rằng, chúng ta trước kia làm thủy lợi cho vùng hạn này với mục tiêu là giúp bà con có được nước, chỗ nào lấy nước ngọt sạch, chỗ nào lấy nước mặn sạch, rồi có một hệ thống kênh tiêu nước. Cái quy luật đó sẽ làm cho hệ thống lúa tôm của chúng ta thành công rất lớn”.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, giao thông rõ ràng là quan trọng nhất. Giao thông có thông suốt thì kinh tế mới phát triển. Có một giáo sư người Mỹ nhận được giải Nobel Hòa bình có nói 3 điều kiện tiên quyết để nước nghèo có thể phát triển được. Thứ nhất là đường sá giao thông, thứ hai là đường sá giao thông và điều kiện thứ 3 cũng là đường sá giao thông. Do đó, giao thông là quan trọng nhất.

Về giáo dục, theo ông Xuân, đến giờ này Việt Nam vẫn có vùng trũng về giáo dục, phổ biến ở vùng sâu vùng xa nên đây là trở ngại phát triển rất lớn. Ngoài ra, liên kết vùng với nhau có vai trò rất lớn, nhất là qua dịch COVID-19 này, nếu không gắn kết thì bà con nông dân rất khó khăn. Phải gắn kết người sản xuất với doanh nghiệp thì mới có kết quả tốt được.

Nước sạch, giống, đầu ra là yếu tố quan trọng để phát triển thủy sản.

Về nước ngọt sạch, có nhiều dự án đang và đã hoàn thành ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, đặc biệt năm 2021 đã hoàn thành hệ thống cống Cái Lớn, Cái Bé. Những đề án này sẽ đảm bảo cung cấp nước ngọt sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Nước mặn sạch thì khó hơn bởi vì nếu lấy nước mặn sạch cho nuôi trồng thủy sản giá thành cao.

Hiện nay, vấn đề tồn tại là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản và nước thải vẫn sử dụng chung qua các kênh nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Thời gian tới, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì phải khắc phục tồn tại này.

Về giống, chúng ta đã có sự tiến bộ vượt bậc, cơ bản đã bảo đảm được giống tôm sú, ghẹ, cá tra từ các nguồn của Nhà nước và tư nhân.

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đã được củng cố. Ta đã có thể kiểm soát được giống trôi nổi, giống kém chất lượng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ và khi sản xuất giống cũng thải nước thải ra xung quanh, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Về đầu ra, dự báo về thị trường là vấn đề rất quan trọng. Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ trong việc dự báo về thị trường cho bà con. Bộ cũng đẩy mạnh mô hình hợp tác xã để kết nối các hộ nuôi trồng thủy sản với doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, trong tương lai 3 vấn đề về nước sạch, giống và đầu ra cho thủy sản vẫn là những vấn đề cần quan tâm.
GS.TS Trần Thục – Phó chủ tịch, Hội đồng Tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Võ Tòng Xuân: Nông dân ĐBSCL đang mắc vòng kim cô rất lớn là cây lúa