CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, ngành y tế dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn.
Thông tin Y học

Hà Nội: Bệnh sởi, sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng

Tuyết Nhung 20:07 02/12/2024

CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, ngành y tế dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 22.11 đến 28.11), toàn TP ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 23 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, 0 ca tử vong; giảm 3 trường hợp so với tuần trước (28/0).

Số ca mắc sởi cộng dồn năm 2024 là 140 trường hợp tại 26 quận, huyện, 0 ca tử vong. Phân bố theo nhóm tuổi có 43 trường hợp dưới 9 tháng (30,7%), 21 trường hợp 9 - 11 tháng (15%), 23 trường hợp 12 - 24 tháng (16,4%), 19 trường hợp 25 - 60 tháng (13,6%), 34 trường hợp trên 60 tháng (24,3%).

Về bệnh sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 585 trường hợp mắc, tăng 89 trường hợp so với tuần trước (496 trường hợp, 0 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (87); Đống Đa (57); Thanh Oai (45); Nam Từ Liêm (40); Phú Xuyên (27); Ba Đình, Thường Tín, Ứng Hòa mỗi nơi 26; Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy mỗi nơi 24; Đan Phượng (22); Thanh Trì (21); Hoàn Kiếm (20). Một số xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Hà Đông (Dương Nội, Yên Nghĩa đều ghi nhận 19 ca, Phúc La 7 ca); Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) 15 ca; Đống Đa (Láng Thượng 11 ca, Quang Trung 9 ca); Thanh Oai (Phương Trung 10; Cao Dương 7); Tân Hội (Đan Phượng) 10 ca; Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm) 9 ca; Thanh Lương (Hai Bà Trưng) 8 ca. Cộng dồn 2024 là 7.824 trường hợp mắc, 0 ca tử vong, số mắc giảm 79,1% so với cùng kỳ 2023 (37.441/4).

Về ổ dịch, trong tuần ghi nhận 33 ổ dịch tại 11 quận, huyện: Đống Đa (9); Thường Tín (6); Nam Từ Liêm (4); Quốc Oai (3); Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ ghi nhận mỗi nơi 2 ổ dịch; Chương Mỹ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thanh Trì mỗi nơi 1 ổ dịch; tăng 9 ổ dịch so với tuần trước (24 ổ dịch). Cộng dồn 2024 là 434 ổ dịch, còn 45 ổ dịch đang hoạt động.

Về bệnh tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 25 trường hợp, 0 ca tử vong, giảm 4 trường hợp so với tuần trước (29 trường hợp, 0 ca tử vong). Cộng dồn 2024 là 2.422 trường hợp, 0 ca tử vong; giảm so với cùng kỳ 2023 (2.632/0). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2024 là 47 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Ngoài ra, trong tuần TP ghi nhận 1 trường hợp mắc não mô cầu tại Đông Anh. Bệnh nhân nữ, 18 tuổi, tiền sử chưa tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu. Bệnh khởi phát ngày 19.11 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, được chẩn đoán viêm màng não mủ ngày 20.11. Sau đó gia đình xin chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp, kết quả xét nghiệm nuôi cấy của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho kết quả dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Cộng dồn năm 2024 đến nay, TP ghi nhận 3 trường hợp mắc não mô cầu, 0 ca tử vong.

Trong tuần TP cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc ho gà tại Hà Đông. Cộng dồn năm 2024 là 141 trường hợp, 0 ca tử vong.

CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh. Bệnh sốt xuất huyết trong tuần có số ca mắc tăng so với tuần trước, dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân, ổ dịch trong các tuần tới. Về bệnh tay chân miệng, ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Các dịch bệnh khác như ho gà, rubella, não mô cầu,... có thể ghi nhận ca bệnh tản phát trong thời gian tới.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, trong tuần tới, CDC Hà Nội cho biết sẽ thực hiện giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sởi tại Yên Phụ, Tây Hồ. Đồng thời, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu, uốn ván (Td) tại các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Sơn Tây, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Hoài Đức, Thanh Oai, Mỹ Đức.

Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Cùng với đó, tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.

CDC Hà Nội cũng tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng vắc xin Td trẻ 7 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP.Hà Nội chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Về công tác truyền thông, CDC Hà Nội thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân... Với các bệnh có vắc xin, khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bài liên quan
Tiền Giang: Vì sao dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát?
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát tại tỉnh Tiền Giang, có nhiều ca bệnh đã tử vong. Công tác phòng chống dịch bệnh này cần được các ngành, các cấp cùng với người dân quan tâm hơn để bảo vệ tính mạng con người. Vì sao Tiền Giang lại bùng phát dịch SXH?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Bệnh sởi, sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng