Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát tại tỉnh Tiền Giang, có nhiều ca bệnh đã tử vong. Công tác phòng chống dịch bệnh này cần được các ngành, các cấp cùng với người dân quan tâm hơn để bảo vệ tính mạng con người. Vì sao Tiền Giang lại bùng phát dịch SXH?

Tiền Giang: Vì sao dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát?

Mỹ Tho-VKK | 23/07/2022, 20:31

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát tại tỉnh Tiền Giang, có nhiều ca bệnh đã tử vong. Công tác phòng chống dịch bệnh này cần được các ngành, các cấp cùng với người dân quan tâm hơn để bảo vệ tính mạng con người. Vì sao Tiền Giang lại bùng phát dịch SXH?

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, tuần thứ 29 (từ ngày 11-17.7), trên địa bàn tỉnh phát hiện 288 ca bệnh SXH (trong đó có 01 ca tử vong), tăng 11,6% so với tuần trước đó. Nâng tổng số ca SXH ở tỉnh Tiền Giang tính từ đầu năm đến ngày 23.7 gần 3.000 ca (có 3 ca tử vong), tăng hơn 107% so cùng kỳ năm ngoái, riêng ca tử vong tăng 2 ca. Trên địa bàn tỉnh gần 600 ổ dịch đã xử lý xong.

kham-dt-sxh.jpg
Khám điều trị trẻ em bị SXH ở Tiền Giang - Ảnh: Mỹ Tho

Theo ngành y tế Tiền Giang, bệnh SXH trong 3 tuần qua liên tục tăng. Địa phương có số ca mắc nhiều nhất hiện nay là huyện Cái Bè: 832 ca, Châu Thành: 477 ca và Cai Lậy: 399ca. 3 ca tử vong thuộc địa bàn huyện Cái Bè, Chợ Gạo và thị xã Cai Lậy.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: “Người dân hiện nay còn chủ quan, thiếu thông tin tuyên truyền, không lo dọn dẹp vệ sinh, phòng chống bệnh SXH. Hội chữ thập đỏ chúng tôi tiếp tục vận động, tuyên truyền phòng chống dịch SXH, thông báo trên đài, hướng dẫn người dân chống dịch SXH và vệ sinh môi trường xung quanh”.

Theo ngành y tế Tiền Giang, nguyên nhân dịch bệnh SXH tăng cao do đến “chu kỳ” cứ 04 năm thì dịch bệnh này lại bùng phát. Ngoài ra, ý thức phòng chống dịch bệnh chưa cao, chưa thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống, còn có thói quen trữ nước mưa sử dụng trong các dụng cụ chứa nước như: lu, hồ, bể... nhưng không đậy kín. Tại khu dân cư còn tồn tại các vật tự nhiên, các vũng, hố chứa nước làm nơi ở của lăng quăng rồi sinh ra muỗi. Một số địa phương có lúc, có nơi công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe chưa đi vào chiều sâu. Trong một thời gian dài, chính quyền, đoàn thể lo phòng chống dịch COVID-19 chưa quan tâm nhiều đến bệnh sốt xuất huyết.

Đối với 03 ca bệnh tử vong phần lớn do phát hiện, đưa đến cơ sở y tế điều trị chậm. Đặc biệt trường hợp chị Nguyễn Thị V., (36 tuổi, tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo) bị sốt xuất huyết nhưng chủ quan, sau 4 ngày diễn biến nặng mới đến bệnh viện điều trị. Trước đó, chị V. tự ý đến quầy thuốc tư nhân mua thuốc về uống.

tai-xuong-2-.jpg
Điều trị SXH ở Tiền Giang - Ảnh: Internet

Tại huyện Gò Công Tây có 13/13 xã, thị trấn đều phát sinh bệnh sốt xuất huyết; cá biệt tại xã Bình Tân có 2 ấp Thạnh Lợi và Xóm Thủ bệnh SXH xảy ra ở diện rộng. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây cho biết, ngành y tế địa phương đăng tăng cường các biện pháp ứng phó, không để bùng dịch trên diện rộng: “Bệnh SXH về khách quan do tiết trời, mưa một bữa rồi nghỉ 3 bữa nên vật chứa có lăng quăng khi trứng còn sẽ nở ra. Ý thức của người dân phải làm sao dọn dẹp vật chứa xung quanh nhà. Ngành y tế vận động, tuyên truyền rồi đi kiểm tra, giám sát định kỳ nhưng vẫn còn. Dịch SXH ở đây tiến hành xử lý 2 biện pháp vừa phun hóa chất vừa diệt lăng quăng, tăng cường các hoạt động ở cộng đồng là chính”.

Hiện nay, cùng với một số bệnh mùa mưa khác gia tăng nên một số bệnh viện trên bàn tỉnh Tiền Giang có nguy cơ quá tải.

Thực tế cho thấy trong công tác phòng chống các loại dịch bệnh như SXH thì công tác thông tin, tuyên truyền nhất là ở cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Công tác phòng ngừa dịch bệnh này phải mang tính cộng đồng thực hiện thường xuyên tại mọi gia đình. Không chỉ riêng ngành y tế mà các ngành, đoàn thể cần chung tay thực hiện công tác phòng dịch. Phường 9, TP.Mỹ Tho từ đầu năm đến nay chỉ phát hiện 02 bệnh sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ.

xuat-phat-dich.jpg
Tiền Giang phát động chiến dịch diệt lăng quăng - Ảnh: Mỹ Tho

Về việc triển khai công tác phòng ngừa dịch bệnh này, bác sĩ Nguyễn Văn Nhựt, trưởng trạm y tế phường 9 TP.Mỹ Tho cho biết: “Hàng tuần trạm y tế có gửi bài phát thanh qua UBND phường tuyên truyền phòng chống SXH, trưởng khu phố với các tổ trưởng cũng thường xuyên cho người dân hiểu biết về bệnh SXH cùng những cách phòng tránh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thường xuyên, súc lu, dọn dẹp các bể chứa nước. Người dân hiểu biết các kiến thức đó làm thường xuyên nên sẽ hạn chế ca bệnh SXH. Khi bệnh nhân có biểu hiện như sốt, nổi mẩn đỏ thì phải đến cơ sở y tế gần nhất khám. Sau khi xảy ra ổ dịch mình xử lý liền, dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực có ca nhiễm bệnh bán kính 200 mét”.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây cho rằng: “Biện pháp ứng phó với dịch bệnh SXH tại tỉnh Tiền Giang chủ yếu tập trung công tác diệt lăng quăng, diệt muỗi, làm vệ sinh môi trường, xử lý các ổ dịch nhỏ, dọn dẹp các dụng cụ chứa nước mưa, không cho muỗi đốt. Trong công tác điều trị cần tăng cường thiết bị, thuốc, nguồn nhân lực người dân khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền Giang: Vì sao dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát?