Thay vì phương án dự kiến thi tổ hợp, mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh lớp 10 đổi mới cho năm học 2019 - 2020 để xin ý kiến người dân.

Hà Nội đề xuất 3 phương án tuyển sinh lớp 10: Cần có lộ trình sớm

Hải Yến | 15/08/2018, 11:44

Thay vì phương án dự kiến thi tổ hợp, mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh lớp 10 đổi mới cho năm học 2019 - 2020 để xin ý kiến người dân.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp THCS do Sở GD-ĐT Hà Nội vừa tổ chức, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nộicho biết đơn vị này đã xây dựng dự thảo 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020.

Phương án thứ nhất, học sinh sẽ thi 4 bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; bài thi còn lại thuộc một trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Bài thi thứ 4do Sở GD-ĐT Hà Nội công bố vào cuối tháng ba. Thời gian làm bài môn Toán và Ngữ văn là 120 phút/bài, đối với 2 môn còn lại là 60 phút/bài.

Phương án thứ hai sẽ giữ nguyên phương án tuyển sinh năm học 2018-2019, tức là tổ chức thi tuyển kết hợp xét tuyển.

Phương án thứ ba, học sinh làm 3 bài thi, gồm 2 bài độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài tổ hợp. Trong đó, tổ hợp một gồm 4 môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Lịch sử và Giáo dục công dân; tổ hợp hai gồm 4 môn Ngoại ngữ, Địa lý, Hóa học và Sinh học.

Ngoài 3 phương án như trên, các nhà trường có thể đề xuất phương án tuyển sinh khác, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổng hợp ý kiến đề xuất của các nhà trường về phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020 để trình UBND thành phố phê duyệt.

Lý giải sự đổi mới này, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biếtphương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên đã được áp dụng tại Hà Nội từ năm học 2005-2006 và đã bộc lộ nhiều hạn chế: tạo nên hiện tượng học lệch các môn, học sinh chỉ tập trung vào học môn Ngữ văn và Toán, các môn còn lại học sinh chưa tập trung học, như vậy chưa đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn Ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đói với học sinh. Cũng theo Sở GD-ĐT Hà Nội, dự kiến vào đầu tháng 9.2018, Sở sẽ công bố đề thi minh họa bài thi tổ hợp để học sinh cũng như giáo viên được biết.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội diễn ra từ ngày 7 - 10.6

3 phương án thi vào lớp 10 cần sớm được thống nhất

Việc đưa ra các phương án như Sở GD-ĐT công bố, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc chưa thống nhất giữa các phương án vẫn dễ dẫn đến các giáo viên tổ chức học thêm khiến cho các học sinh càng thêm áp lực.Nếu áp dụng bài thi tổ hợp như phương án công bố từ tháng 4.2018 cũng không tối ưu bởi gây áp lực nặng nề và không hiệu quả.

Theo phân tích, học sinh lớp 9 hiện đang thi 2 môn Văn, Toán nhưng đã "tối tăm mặt mũi". Do đó, với phương án thi tổ hợp, các em lúc nào cũng phải sẵn sàng cho 9 môn (Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, Hóa học và Sinh học). Hơn nữa, phương án tổ hợp chỉ được công bố cuối tháng 3 nên rất bị động cho thầy trò. Với việc đưa ra 3 phương án đề xuất như hiện nay, nếu chọn phương án 2 thì sẽ y nguyên như phương án tuyển sinh năm học 2018-2019, tức là tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển, còn phương án 1 thì cũng không có bài thi tổ hợp.

Theo mộtgiáo viên trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai,việc lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án tổ chức thi vào lớp 10 năm học 2019-2020 như vừa qua vô hình trung đặt các giáo viên và học sinh thêm lo lắng. Cô chia sẻ: “Để đáp ứng được yêu cầu giải 2 bài thi tổ hợp trong thời gian qua định như phương án 3 của Sở đưa ra, chúng tôi đã chuẩn bị từ vài tháng trước rồi. Nhất là phải phân công chuyên môn, sắp xếp làm sao để các thầy cô giáo phát huy được hết tâm sức làm việc cho kỳ thi năm sau nếu Sở chốt phương án thi tổ hợp. Nếu sau này Sở lại quyết định chọn phương án 1 hoặc 2 thì bao công sức chuẩn bị của chúng tôi hóa thành công cốc.

Hơn nữa, ở cấp THCS cũng chưa có môn nào gọi là môn tổ hợp cả mà vẫn phải dạy tách riêng từng môn một. Đến khi xây dựng kế hoạch chuyên môn cho tổ thì tất cả các môn mình dạyđều phải coi trọng và có kế hoạch giảng dạy chuẩn bị từ trước.

“Thật ra, mỗi phương án Sở đưa ra đều có những điểm hay riêng. Nếu ở phương án 1, tức các em sẽ phải thi 3 bài thi cố định gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; cộng với 1 bài thi thứ 4 sẽ gồm 1 trong 4 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dânthì các em sẽ chú trọng vào 3 môn cố định trên và không đáp ứng được xu hướng giáo dục toàn diện bây giờ.

Nếu không xây dựng lộ trình và có tính cố định sớm về phương án thi thì bản thân các giáo viên cũng rất lo lắng, các em học sinh cũng băn khoăn hơn nhiều. Chúng tôi cũng mong Sở sớm công bố đề thi minh họa để hướng dẫn các em cách làm bài", cô giáo đề nghị.

Trước những băn khoăn cho rằng việc đổi mới cách thi trong khi các trường chưa đổi mới cách dạy và học là vội vàng, gây khó khăn cho học sinh, TSNguyễn Tùng Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằngnếu học mà không có kiểm tra, đánh giá thì học sinh thường không muốn học. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi nào học sinh có ý thức tự học để phát triển năng lực bản thân, tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, điều này chưa thể thực hiện được. “Vì vậy, việc Hà Nội mạnh dạn tổ chức bài thi tổ hợp sẽ buộc các trường THCS phải điều chỉnh cách dạy theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tránh tình trạng dạy thêm học thêm”, TSNguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội đề xuất 3 phương án tuyển sinh lớp 10: Cần có lộ trình sớm