Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Hà Nội sẽ chuyển từ trạng thái “không COVID-19” sang thích ứng an toàn

Lam Thanh | 05/10/2021, 14:47

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo: “Dịch càng phức tạp, chúng ta càng phải bình tĩnh thì mới tỉnh táo đánh giá chính xác tình hình. Có đánh giá chính xác tình hình mới đề ra giải pháp đúng, trúng. Có giải pháp đúng, trúng mới đẩy lùi được dịch”.

Thành ủy Hà Nội cho biết, song song với công tác phòng chống dịch, Hà Nội đã bảo vệ an toàn tuyệt đối gần 1.000 sự kiện diễn ra trên địa bàn, nhất là kỳ họp quốc hội, chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ; làm việc với hơn 30 đoàn ngoại giao, các tập đoàn và doanh nghiệp quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư…

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài đánh giá: “Cái hay trong kinh nghiệm chống dịch của Hà Nội là không chỉ thống nhất trên dưới như một, mà là lãnh đạo, chỉ đạo luôn gắn với kiểm tra, giám sát. Các lãnh đạo thành phố tới cơ sở, kiểm tra tận nơi, vào tận giường bệnh xem có oxy hay không. Đó là việc rất thiết thực, hành động nhỏ nhưng tác động rất mạnh tới hệ thống chính trị ở cơ sở”.

Với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, ngoài 12 nhóm đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, thành phố đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thêm 12 nhóm đối tượng khó khăn khác.

Tính đến cuối tháng 9, gần 3,22 triệu lượt người dân trên địa bàn đã được thụ hưởng các khoản hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 1.375 tỉ đồng. Hàng vạn lao động ngoại tỉnh kẹt lại Hà Nội và sinh viên khó khăn, người nước ngoài chỉ với một tờ giấy có xác nhận của tổ dân phố, Mặt trận Tổ quốc địa phương cũng đã nhận được hỗ trợ 500.000 đồng/người.

Từ ngày 16.9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố xác định rủi ro còn rất lớn vì tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi vắc xin còn thấp (đến ngày 3.10 đạt 23% dân số trên 18 tuổi và 16,6% tổng dân số), người dân từ 18 tuổi trở xuống thì chưa được tiêm vắc xin. Trong khi đó, nguy cơ phát sinh ca mắc mới, dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào mà trường hợp xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là ví dụ.

Do đó, quan điểm của lãnh đạo Hà Nội là không mở ồ ạt mà mở dần từng bước, vừa mở vừa đánh giá thận trọng, kết hợp tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, xác định phòng dịch hơn chống dịch.

hn-2.jpg
TP.Hà Nội sẽ chuyển sang thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định đây là cách làm phù hợp, cần thiết, bởi vừa đáp ứng việc phục hồi sản xuất, nhưng cũng phải kiềm chế phần nào nguy cơ bùng phát dịch.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ “không COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo.

Trong đó, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao ý thức phòng chống dịch của người dân, doanh nghiệp để hai chủ thể này thực sự là trung tâm; nâng cao năng lực của hệ thống y tế; phấn đấu trong tháng 10.2021 cơ bản tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1.

Ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội là mối quan tâm hàng đầu của thành phố. Ngay trong lúc thực hiện giãn cách xã hội, thành phố đã bổ sung 500 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh...

Ngoài ra, TP.Hà Nội đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng tương ứng với mức độ dịch bệnh COVID-19 trên tinh thần là giảm mức độ ảnh hưởng của đại dịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Thành ủy cũng đã ban hành nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; nghị quyết về chủ trương triển khai đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4; thành lập Ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ... Đến nay, vướng mắc về cơ chế đã được giải quyết, thành phố sẽ cố gắng để khởi công một số dự án ngay trong năm 2022.

UBND thành phố cũng cho biết đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm là: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Đối với những ổ dịch mới phát sinh như tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thành phố đã chỉ đạo khẩn trương tập trung khoanh vùng, truy vết thần tốc, nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch lây lan, thu hẹp dần diện phong tỏa để sớm kết thúc ổ dịch này.

Bài liên quan
Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group cho rằng những người làm bất động sản (BĐS) đều cảm thấy phân khúc chung cư ở Hà Nội đang tăng giá một cách đột biến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội sẽ chuyển từ trạng thái “không COVID-19” sang thích ứng an toàn