Tiếp tục đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp từ thành phố đến cơ sở, hiện đại hóa các khâu tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước.

Hà Nội tiếp tục đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp, hiện đại hóa nhiều khâu

Nhã Thanh | 04/07/2021, 20:55

Tiếp tục đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp từ thành phố đến cơ sở, hiện đại hóa các khâu tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước.

Hòa giải thành công hơn 1.500 vụ việc 

UBND TP.Hà Nội đã có báo cáo gửi Bộ Tư pháp về sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2021.

Theo đó, thành phố rà soát 52 nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung trong tổng số 42 văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, gồm 11 luật; 18 nghị định; 13 thông tư có vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo...

Với công tác hòa giải ở cơ sở, toàn thành phố hiện có 4.975 tổ hòa giải gồm 32.075 hòa giải viên, trong đó có 2.637/4.975 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm 53%).

Trong 6 tháng đầu năm, toàn thành phố đã tiếp nhận tổng số 2.098 vụ việc hòa giải (bao gồm cả số vụ chưa giải quyết xong kỳ trước chuyển sang), đã hòa giải thành công 1.577/1.953 vụ việc, 145 vụ việc đang hòa giải (tỷ lệ hòa giải thành công đạt 80,75%).

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng chống tham nhũng, báo của của UBND thành phố nêu rõ trong 6 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã tiếp 500 lượt công dân, tiếp nhận hơn 250 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó có 3 đơn từ kỳ trước chuyển sang, đơn không thuộc thẩm quyền là hơn 240 đơn, đã chuyển đơn và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Với 10 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, Sở đã thụ lý, giải quyết 8 đơn và đang xác minh nội dung các đơn tố cáo còn lại. Không phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.

Qua đó, đơn vị đã giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, hạn chế tình trạng tố cáo, khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí được các cơ quan tư pháp tổ chức triển khai nghiêm, không có trường hợp vi phạm.

tiep-tuc-dau-tu-thiet-bi-cntt-cho-cac-co-quan-tu-phap-hien-dai-hoa-cac-khau.jpg
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Tư pháp - Ảnh: Internet

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT

Đặc biệt, với công tác ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Tư pháp, theo Báo cáo của UBND TP.Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị định của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn thành phố. Trong đó, UBND thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai kế hoạch theo hướng dẫn.

UBND thành phố cũng giao Sở Tư pháp tiếp tục rà soát, đề xuất, triển khai các dịch vụ công lĩnh vực Tư pháp với các thủ tục hành chính mới được công bố; rà soát, chuẩn hóa thông tin, quy trình thực hiện đối với các thủ tục hành chính được sửa đổi, chuẩn hóa và dừng vận hành dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính đã được bãi bỏ…

6 tháng cuối năm 2021, Hà Nội chú trọng thực hiện tốt giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ công dân; triển khai hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; thực hiện nghiêm thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh... Qua đó giúp người dân tin tưởng, đồng thuận với các hoạt động, quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo điều hành, chất lượng công tác trên các lĩnh vực, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc của ngành Tư pháp Thủ đô.

Tiếp tục đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp từ thành phố đến cơ sở, hiện đại hóa các khâu tiếp nhận, xử lý, giải quyết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ tư pháp các cấp nhằm đáp ứng kịp thời về chuyên môn, nghiệp vụ công tác.

Bài liên quan
Tòa án tăng cường triển khai các hệ thống CNTT
TAND Tối cao đã cùng Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan triển khai các hệ thống CNTT phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành điện tử giữa Chính phủ và TAND Tối cao

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội tiếp tục đầu tư thiết bị CNTT cho các cơ quan Tư pháp, hiện đại hóa nhiều khâu