Tổng số biên chế tinh giản từ năm 2015 đến tháng 11.2021 là 1.543 người. Trong đó, công chức được 183 biên chế, viên chức là 1.071 biên chế; 265 công chức cấp xã…

Hà Nội: Tinh giản được 1.543 biên chế từ 2015 đến nay

Lam Thanh | 10/12/2021, 14:10

Tổng số biên chế tinh giản từ năm 2015 đến tháng 11.2021 là 1.543 người. Trong đó, công chức được 183 biên chế, viên chức là 1.071 biên chế; 265 công chức cấp xã…

Tổng biên chế hành chính là 11.639

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ ba, sáng 10.12, với 100% đại biểu có mặt (88/88) biểu quyết tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2022.

Theo đó, tổng biên chế hành chính là 11.639 biên chế (biên chế công chức là 10.560 biên chế, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 1.079 chỉ tiêu); biên chế sự nghiệp là 132.935 biên chế (biên chế viên chức là 114.059 biên chế; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 10.464 chỉ tiêu; lao động hợp đồng theo định mức là 8.412 chỉ tiêu).

Cơ sở để HĐND thành phố ban hành Nghị quyết là năm 2021, công tác rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, gắn với rà soát, phân công, phân nhiệm lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống chính trị thuộc cấp thành phố và cấp huyện được thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả.

Công tác xây dựng các đề án vị trí việc làm đối với toàn bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị đã được hoàn thành từ năm 2017, được Trung ương đánh giá cao và nhân rộng trên toàn quốc. Năm 2021, các đề án đó đã tiếp tục phát huy giá trị trong việc quản lý, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

Về việc thực hiện tinh giản biên chế, trong năm 2021, đội ngũ công chức, viên chức đã tinh giản được 173 trường hợp, tổng số biên chế tinh giản từ năm 2015 đến tháng 11-2021 là 1.543 người. Trong đó, công chức được 183 biên chế, viên chức là 1.071 biên chế; 265 công chức cấp xã; 1 cán bộ quản lý doanh nghiệp, 4 người làm việc ở các hội được giao biên chế, 19 lao động hợp đồng theo NĐ số 68/2000/NĐ-CP.

Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế (công chức, viên chức) của cả giai đoạn 2016-2021 đã đạt và vượt so với chỉ tiêu trong Nghị quyết 39-NQ/TƯ đề ra.

bieu-quyet.jpg
Các đại biểu biểu quyết

Xử lý việc tự ý gắn biển tên đường

HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.

Cụ thể, HĐND TP quyết nghị việc đặt tên mới cho 38 đường, phố, trong đó có 20 đường, phố mang tên địa danh và tên khác; 18 đường, phố mang tên danh nhân; thuộc các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông; các huyện Đông Anh, Gia Lâm… và 9 phố được điều chỉnh độ dài thuộc 9 quận, huyện Long Biên, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm…

Sau khi thông qua Nghị quyết, HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền quận, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp đường, vỉa hè và hạ tầng kỹ thuật đối với các đường, phố dự kiến đặt tên để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ quan đô thị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân biết và hiểu được ý nghĩa của các đường, phố được đặt, đổi tên; chỉ đạo công tác gắn biển tên, đánh số nhà đối với các đường, phố mới được đặt, đổi tên theo đúng quy định; công an thành phố, các sở, ngành, UBND các cấp tập trung thực hiện điều chỉnh quản lý dân cư và các giấy tờ liên quan.

Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục rà soát, cập nhật danh mục tên các danh nhân, địa danh vào ngân hàng tên để đặt tên đường, phố trên địa bàn thành phố. Trong đó, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn. Đồng thời, lưu ý phương án đặt tên các tuyến đường, phố theo xu hướng hiện đại (theo ký tự, số), nhất là tại các khu vực đô thị mới phát triển. Tiếp tục rà soát, xử lý nghiêm việc tự ý gắn biển tên đường, phố trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

UBND các quận, huyện phối hợp rà soát việc gắn biển chỉ dẫn các tuyến đường, phố tại khu vực giáp ranh đối với các tuyến đường, phố mới; các quận, huyện hiện nay đang có tốc độ đô thị hóa cao, có các tuyến đường được xây dựng hoặc đã hoàn thành cần căn cứ vào các quy hoạch đô thị để có kế hoạch thực hiện đồng bộ với đặt tên đường, phố mới hoặc điều chỉnh độ dài.

Thông qua danh mục dự án thu hồi đất

Với 90/92 đại biểu có mặt tán thành (đạt tỷ lệ 94,74%), HĐND Thành phố khoá 16 đã thông qua danh mục dự án thu hồi đất; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2022 thành phố Hà Nội.

Theo đó, HĐND TP thông qua danh mục 2.497 dự án thu hồi đất năm 2022 với diện tích 8.523,9ha và thông qua danh mục 717 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2022, với diện tích là 1.256,21ha.

Kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng: Trên cơ sở danh mục dự án được HĐND TP thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách Thành phố năm 2022. Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2022.

HĐND TP giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện nghị quyết; Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP giám sát thực hiện nghị quyết. Trường hợp phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện công trình, dự án quan trọng cấp bách vì lợi ích quốc gia, công cộng mà chưa có trong danh mục được HĐND TP thông qua hoặc trường hợp cần điều chỉnh, giao UBND TP tổng hợp trình HĐND TP tại các kỳ họp trong năm 2022.

Ước đến hết ngày 31.12.2021, Thành phố thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với 1.887 dự án với diện tích 3.463,7ha, đạt 77,46% kế hoạch, cụ thể: 291 dự án có Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 853,5ha; 1.596 dự án Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đang thực hiện thu hồi đất với diện tích 2.610,2ha.

Bài liên quan
Quán quân Giọng hát hay Hà Nội Bùi Huyền Trang ra mắt MV về Hà Nội
Bùi Huyền Trang - nữ ca sĩ trẻ vừa đoạt giải quán quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã cho ra mắt khán giả MV đầu tay trong sự nghiệp ca hát của mình, với tên gọi đầy thân thương: Cô gái Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
6 phút trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Tinh giản được 1.543 biên chế từ 2015 đến nay