Biển Azov đang là điểm nóng căng thẳng giữa Nga với Ukraine, với việc hải quân Nga gọi lính biên phòng Ukraine “hành xử như hải tặc Somalia” do bắt tàu đánh cá Nga.
Trong khi đó, một chủ tàu Ukraine nói Nga “bắt nạt” tàu buôn tiến vào các cảng Ukraine. Ông cho biết cơ quan an ninh đãlưu ý: “Hãy cẩn thận, bọn Nga đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa, chúng toan tịch thu và cướp tàu Ukraine”.
Theo Newsweek ngày 6.6, dù chưa xảy ra chuyệnnày, hải quân Ukraine ghi nhận từ cuối tháng 5 đã có sự gia tăng tàu Nga ở biển Azov, một vùng biển có diện tích 2.000km2 mà Ukraine với Nga cùng chung.
Hãng tin UNIAN (Ukraine) dẫn lời Chỉ huy phó lực lượng tuần duyên Ukraine, ông Mykola Levytsky hôm 20.5: “Chúng tôi đã có thể trông thấy nhiều tàu Nga xuất hiện. Hôm qua chúng tôi thấy 4 tàu tuần duyên Nga”.
Trong suốt tháng 5, tàu tuần duyên Nga cũng tăng cườngchặn xét tàu buôn Nga đến các cảng Mariupol và Berdyansk của Ukraine. Trong tháng 5 có 30 vụ chặn xét, trong khi tháng 4 chỉ 4 vụ.
Ngày 20.5, Nga phần nào hạn chế tàu Ukraine vào biển Azov dưới dạng một tối hậu thư, với lý do Nga diễn tập quân sự bắn đạn thật.
Hồi cuối tháng 3, Kiev chọc giận Moscowtừ vụ bắt 1 tàu đánh cá mang cờ Nga ở biển Azov. Tàu này đăng kývùng Crimea (đã sáp nhập vào Nga năm 2014) và chính quyền Ukraine đã bắt 10 thủy thủ, buộc tội họ xâm phạm trái phép lãnh hải Ukraine.
Nga phản ứng bằng cách so sánh hành động của Ukraine với “bọn hải tặc Somalia”, đồng thời dọa tăng cường hiện diện quân sự ở biển Azov. Từ đó, Kiev lo ngại sẽ xảy ra những vụ đối đầu nghiêm trọng hơn.
Một sĩ quan hải quân Ukraine cho biết lực lượng phải đặt trong tình trạng báo động cao, dù “chỉ chứng kiến hoạt động của vài tàu tuần duyên Nga, nhưng ngay cả việc này cũng gây căng thẳng”. Ông còn nói nếu Nga gia tăng căng thẳng thì hải quân Ukraine sẽ gặp khó khăn: “Hải quân của chúng tôi cần được hiện đại hóa”.
Trên lý thuyết, Ukraine cùng Nga sử dụng chung biển Azov, theo một thỏa thuận quốc tế ký năm 2003, theo đó tất cả những tranh chấp trên biển này đều phải được hai bên giải quyết. Nhưng thỏa thuận không phân định biên giới rõ ràng.
Ông Mykhailo Samus, phó chủ nhiệm ban quốc tế ở Trung tâm Nghiên cứu chuyển đổi-giải giáp vũ khí cho quân đội Ukraine, viết trên UNIAN:“Các thỏa thuận về vấn đề biển Azov giữa Ukraine với Nga đã bị kéo dài nhiều năm, nhưng hai bên chưa bao giờ đạt được bất kỳ giải pháp chung nào. Nga gây ra một tình hình mà luật quốc tế không thể vận dụng ở vùng biển Azov. Cùng lúc, không có sự phân định biên giới rõ ràng giữa Ukraine và Nga, theo thỏa thuận song phương”.
Hiện Nga-Ukraine ở trong tình trạng chiến tranh, không thể giải thích rõ nước nào vi phạm chủ quyền toàn vẹn của nước kia.Ông Samus giải thích: “Từ vụ sáp nhập Crimea, Nga hiện hành động theo nhận định biển Azov không còn là vùng nước trong của Ukraine và Nga. Trước khi sáp nhập Crimea, phần chia của Nga trên biển Azov nhỏ hơn... Nay dĩ nhiên Nga đã tin Crimea là của Nga thì đa phần biển Azov cũng phải của Nga”.
Bích Ngọc (theo Newsweek)