Trùng Quang đích thân đi thuyền đến sông Tam Chế (thuộc Nghi Xuân, Hà Tĩnh ngày nay) đón Giản Định về thành Chi La, tôn làm Thái thượng hoàng. Trên danh nghĩa Giản Định vẫn cùng vua Trùng Quang trông coi việc nước để cho nhân tâm không bị hoang mang.

Hai vua nhà Trần bao vây quân Minh tại Đông Quan

18/04/2017, 07:54

Trùng Quang đích thân đi thuyền đến sông Tam Chế (thuộc Nghi Xuân, Hà Tĩnh ngày nay) đón Giản Định về thành Chi La, tôn làm Thái thượng hoàng. Trên danh nghĩa Giản Định vẫn cùng vua Trùng Quang trông coi việc nước để cho nhân tâm không bị hoang mang.

Kỳ 1: Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga

Kỳ 2: Dẹp được Chế Bồng Nga, vua Trần lại gửi trứng cho ác​

Kỳ 3: Hồ Quý Ly và những cải cách tham vọng vượt thời đại​

Kỳ 4: Hồ Quý Ly và mục tiêu 1 triệu quân chống lại phương Bắc

Kỳ 5: Chu Nguyên Chương và dã tâm xâm lược Đại Việt

Kỳ 6: Bạo chúa nhà Minh trái lời cha, muốn xâm lăng nước Việt​

Kỳ 7: Hồ Quý Ly sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh

Kỳ 8: Bị quân Hồ Quý Ly bao vây, tướng Minh viết thư xin tha mạng

Kỳ 9: Nhà Minh lộ dã tâm khi chuẩn bị 80 vạn quân xâm lược nước Việt

Kỳ 10: Hồ Nguyên Trừng và cuộc đọ súng đẫm máu với quân Minh​

Kỳ 11: Cái giá đắt cho những người ngây thơ tin lời dụ dỗ của nhà Minh

Kỳ 12: Hồ Nguyên Trừng đại chiến quân Minh tại Hàm Tử quan

Kỳ 13: Hồ Quý Ly mất nước, Đặng Tất lập mưu lật thế cờ

Kỳ 14: Lịch sử đổ tội lên đầu Hồ Quý Ly thì có bất công không?

Kỳ 15: Chính sách đồng hóa, chia rẽ thâm độc của nhà Minh ở nước ta​

Kỳ 16: Giặc Minh sa lầy khi lộ rõ bộ mặt thật trên đất Việt​

Kỳ 17: Nhà Hậu Trần có Đặng Tất như hổ mọc cánh chiến đấu với quân Minh

Kỳ 18: Đặng Tất đem quân bắc phạt, tiễu trừ quân phản quốc​

Kỳ 19:Đặng Tất đặt thiên la địa võng, chờ đấu 10 vạn quân giặc Minh

Kỳ 20: Cha con Đặng Tất, Đặng Dung tiêu diệt 10 vạn quân Minh

Kỳ 21: Muốn phá giặc Minh thì cần tướng sĩ một lòng phụ tử

Tháng 3.1409, nhà Hậu Trần theo đang trên đà thắng lợi thì Giản Định lại nhẫn tâm giết đi hai vị đại tướng của mình là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Tin ấy truyền ra, ba quân nhiều người thương tiếc không cầm được nước mắt. Lòng quân lung lay đến cực độ. Các chiến binh dưới trướng Giản Định bị giằng xé giữa một bên là tình cảm dành cho hai vị chỉ huy đã nhiều phen cùng họ vào sinh ra tử, dẫn dắt họ qua gian nguy với một bên là luân lý phải trung thành với nhà vua trong hệ tư tưởng phong kiến đương thời. Đó là nói chung tất cả quân đội Hậu Trần, còn riêng những tướng sĩ cũ từng ở dưới trướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân trước khi hai ông đem quân đón rước vua Giản Định thì hầu hết đều cực kỳ phẫn nộ.

Các tướng sĩ Hóa Châu, Thuận Châu, Nghệ An đã từng cùng Đặng Tất nuốt nhục theo về quân Minh để chờ thời cơ, rồi cùng chiến đấu với ông gây dựng những nền tảng vững chắc cho phong trào khởi nghĩa. Hơn ai hết họ hiểu rõ vua Giản Định có thể đã sớm bỏ thây dưới lưỡi gươm của quân Minh nếu như không có công lao phò tá của Đặng Tất, cũng như khó mà có được thành tựu phi thường nếu không có tài thao lược của Nguyễn Cảnh Chân.

Với sự bất mãn và phẫn nộ tột cùng, Đặng gia tướng với hàng loạt tướng lĩnh tài ba đứng đầu là Đặng Dung, con trai trưởng của Đặng Tất cùng các tướng Đặng Chủng, Đặng Thát, Đặng Liên, Đăng A Thiết đã bàn với Nguyễn Cảnh Dị, người con trai của Nguyễn Cảnh Chân đem quân bản bộ các xứ Hóa Châu, Thuận Châu, Nghệ An… rời bỏ vua Giản Định rút về Nghệ An, tìm một tôn thất khác của họ Trần để lập làm vua, tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Minh. Thực ra với quân lực của hai họ Đặng và họ Nguyễn hợp lại, họ hoàn toàn có thể làm binh biến giết chết vua Giản Định để báo thù. Nhưng họ đã không làm vậy vì để tránh tội giết vua, bảo tồn tính chính danh cho cuộc kháng chiến.

Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị rút quân, nhiều binh sĩ thuộc quyền các tướng khác, các binh lính mới tuyển cũng rút theo, một số khác bất mãn rời đội ngũ. Số quân còn lại dưới trướng Giản Định trở nên cực kỳ yếu ớt, hầu như không còn tinh thần chiến đấu. Sự nghiệp của Giản Định có lúc đã tiến rất gần tới vinh quang tột đỉnh, chỉ vì nghe theo lời nịnh, đi một bước sai lầm mà tiêu tan tất cả, thanh danh cũng bị hủy đi trong phút chốc.

Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị cùng các tướng tìm được tôn thất họ Trần là Trần Quý Khoáng lúc này đang ở ẩn tại Thanh Hoa, rước vào Nghệ An tôn làm vua. Trần Quý Khoáng có thân thế là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, con thứ của Mẫn vương Trần Ngạc. Trong thời Trần, Trần Quý Khoáng từng giữ chức Nhập nội thị trung. Ngày 2.4.1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi ở huyện Chi La (Đức Thọ, Hà Tĩnh ngày nay), lấy hiệu là Trùng Quang Đế. Đặng Dung được vua phong làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Cảnh Dị lãnh chức Thái bảo, Nguyễn Súy làm Thái phó, Nguyễn Chương làm Tư mã, Nguyễn Biểu làm Điện tiền thị ngự sử.

Trên thực tế, sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh dưới ngọn cờ khôi phục vương triều Trần đã chuyển giao về tay vua Trùng Quang. Các lực lượng trước đây theo vua Giản Định thì nay đa số theo về với Trùng Quang Đế. Bộ khung lãnh đạo mới dưới trướng vua Trùng Quang có ba trụ cột chính là Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy. Nghĩa quân đắp thành Chi La, lấy đất Nghệ An làm căn bản.

Trong khi đó, Giản Định đế đóng quân ở thành Ngự Thiên (thuộc Thái Bình) cùng một số quân tướng trung thành còn lại, lực lượng cô độc ít ỏi, vô phương tiến thoái. Quân Minh thừa cơ hội kéo đến vây đánh, thế bại vong của Giản Định chỉ còn tính bằng ngày. Để tránh việc một nước hai vua cũng như không để cho quân Minh đánh bắt được vua Giản Định, Trùng Quang Đế theo lời các tướng bàn đã quyết định ra quân bắt sống Giản Định trước. Tướng Nguyễn Súy nhận lệnh vua Trùng Quang, kéo quân tinh nhuệ đóng giả làm thường dân rồi trà trộn vào thành Ngự Thiên, nhanh chóng đánh úp bắt gọn được vua Giản Định và các cận thần giải về Nghệ An giam lỏng.

Lúc này mẹ của Giản Định là Hưng Khánh Hoàng thái hậu vẫn chưa bị Nguyễn Súy bắt, họp cùng các tướng cũ của Giản Định là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đĩnh khởi binh ở Hát Giang (Quốc Oai, Hà Nội ngày nay), lập mưu đánh úp vua Trùng Quang để khôi phục lại quyền lực cho Giản Định. Có người hầu cận thái hậu là Nguyễn Trạo người Nghệ An đem mưu ấy báo với Trùng Quang. Vua Trùng Quang sai tướng đến Hát Giang đánh bắt gọn quân phản loạn, xử tử Lê Tiệt và Lê Nguyên Đĩnh, còn lại thuộc hạ đồng mưu đều được tha chết. Hưng Khánh hoàng thái hậu cũng không bị xử tội, nhưng ít lâu sau thì bệnh chết.

Sau khi bắt được vua Giản Định, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đã bàn với vua Trùng Quang, vì đại nghĩa mà dẹp bỏ tư thù, lấy lễ hoàng thân mà tiếp đón vua Giản Định. Trùng Quang đích thân đi thuyền đến sông Tam Chế (thuộc Nghi Xuân, Hà Tĩnh ngày nay) đón Giản Định về thành Chi La, tôn làm Thái thượng hoàng. Trên danh nghĩa Giản Định vẫn cùng vua Trùng Quang trông coi việc nước để cho nhân tâm không bị hoang mang. Việc tôn Giản Định làm Thượng hoàng đã thể hiện sự bao dung của hai vị Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị cũng như sự thức thời của vua Trùng Quang. Nhờ hành động này, hàng ngũ nhà Hậu Trần đã quy về một mối.

Tuy nhiên, kể từ khi vua Giản Định giết hại Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân đến khi nội bộ nhà Hậu Trần ổn định trở lại như cũ đã phải mất hàng tháng trời. Các tin tức về sự chia rẽ nội bộ của quân ta đã được tướng lĩnh nước Minh nắm được thông qua do thám. Mộc Thạnh biết Trùng Quang lên ngôi, đã sai Hoàng La đến dụ hàng. Trùng Quang đế sai người tiếp Hoàng La ở Nỗ Giang (sông Mã chảy qua Hoằng Hóa, Thanh Hóa), nói về việc không đầu hàng và yêu cầu quân Minh trả nước cho họ Trần như lời hứa khi xưa.

Sau nhiều thời gian trì hoãn do biến cố nội bộ, cho đến tháng 7.1409, quân Hậu Trần mới bắt tay vào chiến dịch tấn công thành Đông Quan, lúc bấy giờ do Mộc Thạnh cùng một số quân tướng nước Minh còn sót lại sau trận Bô Cô cố thủ. Thành Đông Quan tuy ít quân nhưng là một tòa thành mà quân Minh đổ nhiều công sức để xây dựng rất kiên cố, trên thành có đặt súng lớn, rất khó công phá. Quân Hậu Trần thiếu kinh nghiệm đánh thành trì lớn như thế, nên phải dùng kế bao vây. Vua Trùng Quang cùng các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị đem quân đóng ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương).

Nguyễn Súy cùng thượng hoàng Giản Định đem quân đóng ở Hạ Hồng (thuộc Hải Dương). Trùng Quang một mặt vây thành Đông Quan, sai quân cứ cách 4 – 5 ngày tuần tra một lần. Mặt khác vua gởi hịch kêu gọi hào kiệt các vùng Kinh lộ cùng góp sức người và của cải, người người nô nức hưởng ứng. Chỉ có Tri phủ Tam Giang (Phú Thọ ngày nay) là Đỗ Duy Trung vẫn không chịu theo về.

Có thể thấy quân Hậu Trần dưới thời kỳ vua Trùng Quang vẫn chiếm thế thượng phong trước quân Minh. Các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị đều tỏ rõ tài năng của con nhà tướng. Bên cạnh còn có Nguyễn Súy, nhân vật bật dưới thời vua Trùng Quang cũng là một tướng tài. Lực lượng nhà Hậu Trần vẫn rất vững mạnh.

Thế nhưng, cái mất quan trọng nhất cho cuộc đổi ngôi chính là thời cơ chiến lược. Sau hàng tháng trời tranh thủ, nước Minh cho đến tháng 7.1409 đã chuẩn bị được một đạo viện binh đông đảo dưới sự chỉ huy của Trương Phụ, viên tướng lão luyện của giặc Minh. Khi quân Hậu Trần cất quân bao vây thành Đông Quan, Trương Phụ cũng bắt đầu tiến sang Đại Việt. Vua tôi nhà Hậu Trần chưa diệt được hoàn toàn sức kháng cự của quân Minh ở trong nước, lại sắp phải đối phó với viện binh đông mạnh của giặc sắp tới.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt​

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
29 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai vua nhà Trần bao vây quân Minh tại Đông Quan