"Tôi cho rằng Hiệp định FTA mở ra cho các bạn nhiều cơ hội hơn là thách thức. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội này như thế nào. Còn nếu có cơ hội lớn nhưng lại không tận dụng được thì mới chính là thách thức lớn nhất", ông Hongsun - Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định.

Hàn Quốc: 'Không tận dụng được cơ hội mới là thách thức của VN'

Một Thế Giới | 22/05/2015, 05:00

"Tôi cho rằng Hiệp định FTA mở ra cho các bạn nhiều cơ hội hơn là thách thức. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội này như thế nào. Còn nếu có cơ hội lớn nhưng lại không tận dụng được thì mới chính là thách thức lớn nhất", ông Hongsun - Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định.

Ngày 5.5, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do (VKFTA). Hiệp định này được cho là mở ra cơ hội lớn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những thách thức nhất định đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên đánh giá Hiệp định này dưới góc độ của một Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, trao đổi với Một Thế Giới, ông Hongsun cho rằng, về phía Việt Nam thì cơ hội nhiều hơn là thách thức.
Việt Nam và Hàn Quốc vừa chính thức ký kết Hiệp định FTA. Xin ông cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc dự định sẽ nắm bắt cơ hội này thế nào và đầu tư vào Việt Nam ra sao?
Chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp đã đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam, trong đó một số lĩnh vực đã triển khai nằm trong kế hoạch của Hiệp định này. Chúng tôi đang dự kiến, những lĩnh vực truyền thống như may mặc sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển hơn nữa. Riêng những lĩnh vực mới như phụ kiện điện thoại, phụ kiện các sản phẩm điện tử sẽ tăng dần. 
Còn đối với lĩnh vực nông nghiệp thì hiện nay Hàn Quốc là nước phải nhập khẩu rất nhiều nông lâm thuỷ sản nước ngoài. Chúng tôi đang nhập khẩu rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên về mặt địa lý và về mặt tình cảm, người Hàn Quốc rất thân thiết với sản phẩm của Việt Nam. Chính vì vậy đang có một số tập đoàn lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản đang đầu tư và đang hợp tác với một số doanh nghiệp của Việt Nam, cũng như hợp tác với một số chính quyền địa phương để cùng hợp tác hỗ trợ nông dân để thu hoạch, đầu tư.
Samsung là một điển hình vì một tập đoàn lớn như Samsung không dễ gì đầu tư hàng tỉ USD vào một nước đang phát triển. Nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc đã cảm thấy Việt Nam là nước có thể hợp tác và rất phù hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc và người Hàn Quốc. Chính vì vậy Samsung là điển hình lớn nhất cho sự đầu tư của Hàn Quốc. 
Ngoài ra, Tập đoàn LG gần đây cũng đã khánh thành nhà máy giai đoạn 1 tại TP Hải Phòng. 
Còn đối với nông nghiệp, Tập đoàn Miwon hay Orion cũng sử dụng các nguyên liệu như khoai ở Việt Nam từ khá lâu rồi. Có thể thấy, mức độ đầu tư  của các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng phát triển. 
Han-Quoc-khong-tan-duoc-co-hoi-moi-la-thach-thuc-cua-VN-hinh-anh-1
Ông Hongsun - Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam
Theo cam kết, về phía Hàn Quốc sẽ mở cửa thêm 500 mặt hàng cho Việt Nam, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Trong đó, có nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông, thủy sản (gồm tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp); hàng công nghiệp (dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...).
Ở chiều ngược lại, về phía Việt Nam cam kết sẽ mở cửa 200 dòng thuế cho Hàn Quốc theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.
Trong đó, có nhiều mặt hàng thế mạnh của Hàn Quốc như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, động cơ, linh kiện, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, máy móc thiết bị, dược phẩm, dây diện... cùng nhiều hàng hóa khác.
Bên cạnh đó, một số tập đoàn của Hàn Quốc đang chuẩn bị hợp tác với Chính phủ Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng như tôi đã nói, còn phải xây một trung tâm đầu mối nông lâm thuỷ sản để cải thiện môi trường, phân phối hàng hoá nông lâm thuỷ sản một cách hiện đại hơn chứ không chỉ dừng lại ở nội địa.
Việt Nam cần có những sản phẩm tốt, đủ chất lượng xuất sang nước ngoài và hướng đến mục đích đó, các tập đoàn, công ty của Hàn Quốc đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng, việc các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo sức ép cho các nhà sản xuất của Việt Nam. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Các nước đều có thể lo ngại về điều đó. Trước đây, Hàn Quốc cũng đã từng có thời gian quá độ, không ai mua sản phẩm của Hàn Quốc. Lúc đó Hàn Quốc phải thuê hoặc mua sản phẩm của Nhật Bản, Mỹ, Đức. Chúng tôi đã phải nhập khẩu và sử dụng một thời gian các sản phẩm từ nước ngoài.
Nhưng sau đó, người dân Hàn Quốc nhanh chóng học tập sửa chữa, thậm chí sản xuất nữa. Cho nên tôi cho rằng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại mà nó có thể tạo ra sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức. 
Nếu chỉ dừng lại ở trong nước thì mãi mãi không thể phát triển lớn lên được mà phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên các doanh nghiệp Hàn Quốc là đối tác cởi mở, rất quý đối tác Việt Nam nên chúng tôi muốn chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Vậy theo nhận định của ông, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam từ việc mở cửa với Hàn Quốc là gì?
Tôi cho rằng các bạn có nhiều cơ hội là thách thức. Thách thức thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có. Nhưng vì Hàn Quốc và Việt Nam có cơ cấu kinh tế khác nhau. Hàn Quốc chủ yếu sản xuất các nguyên vật liệu, linh kiện, đồ bán dẫn, phụ tùng ô tô… nên khi Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam các nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp các sản phẩm, đặc biệt điện thoại di dộng, sản phẩm công nghệ cao như việc Samsung đang làm sẽ giúp Việt Nam thêm phát triển.
Hiện nay, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam còn lớn hơn cả Hàn Quốc. Có nghĩa là Hàn Quốc có công nghệ cao nhưng Việt Nam lại có nhiều hấp dẫn về nguồn lao động, giá cả, sự khéo léo... nên càng thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Tôi cho rằng đây không phải là thách thức mà là cơ hội lớn cho Việt Nam. Có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa 2 nước nhưng chỉ có một vấn đề nhỏ là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa chuẩn bị chặt chẽ, chưa tự nghiên cứu, tự bỏ tiền, tự bỏ thời gian để học hỏi và tìm hiểu lộ trình mở cửa của Hiệp định FTA với Hàn Quốc. 
Các doanh nghiệp Việt phải tự bỏ công sức để đi thăm hỏi về mở cửa như thế nào và khai thác đúng theo lộ trình của mở cửa. Chứ không phải là có cơ hội lớn nhưng lại không tận dụng được, đây mới chính là thách thức
Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản thì sản lượng không phải vấn đề quan trọng mà vấn đề là chất lượng và kiểm dịch, liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng. 
Một số nước hiện nay không quan tâm đến an toàn thực phẩm mà chỉ để ý đến số lượng, người ta thậm chí sử dụng các loại thuốc trừ sâu nên không bao giờ xuất sang các nước tiên tiến được. Nông dân Việt Nam nên phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan nghiên cứu để hướng dẫn cụ thể hơn chứ nếu chỉ riêng nông dân làm đơn độc thì rất khó.
Hiệp định VKFTA mở ra cơ hội lớn nhất đối với ngành nông sản Việt. Ông có lời khuyên nào đối với ngành nông sản Việt Nam để có thể đẩy mạnh phát triển, xuất khẩu sang thị trường các nước khác như thị trường Hàn Quốc?
Tôi cho rằng các bạn cần phải xây dựng một chợ đầu mối theo hướng chuyên nghiệp hơn. Đó không phải là một toà nhà nhỏ nhỏ, xây một chung cư mini mà phải là một khu có diện tích rất rộng. Tôi được hiện nay TP. Hà Nội cũng đang tiến hành khảo sát và lập hồ sơ về dự án này.
Chợ đầu mối của Hàn Quốc là mô hình rất phát triển và rất hiện đại, không chỉ dừng lại là chợ bình thường vài héc-ta, mà nó còn gắn kết hoạt động với thông tin viễn thông, kết hợp của ICT. Nếu Việt Nam có thể làm được điều giống như vậy thì sản phẩm tại Việt Nam sẽ trở thành đầu mối cả ở Seoul, Bắc Kinh, Tokyo và các bạn có thể đấu giá qua hệ thống đấu giá. Đó là điều hết sức quan trọng
Chức năng của hệ thống đấu giá chức năng là quyết định giá cả theo thị trường, sản lượng nhiều thì giá rẻ đi và sản lượng ít hơn thì tăng giá. Điều này giúp người nông dân có thể định hướng sản xuất hiệu quả hơn. 
Đây chính là cách mạng của nông nghiệp. Trước đây mới chỉ có cách mạng về sản lượng, còn giờ là cách mạng về phân phối hàng hoá vì chi phí của phân phối hàng hoá của Việt Nam hiện nay khá đắt so với các nước tiên tiến khác. Logistic của các nước chỉ 10% nhưng tại Việt Nam là hơn 20%.
Nói riêng về chợ đầu mối của Hàn Quốc hiện nay cũng chưa đủ lớn, những năm 70 chúng tôi mới kế hoạch nên không có tầm nhìn xa. Còn khi làm tại Việt Nam sẽ phải lớn hơn, khoảng 200-300 ha. Chợ đầu mối không thể làm độc lập mà phải đi kèm các loại hệ thống để giúp cho đầu mối đó hoạt động, phải cần 1 khách sạn cho thương nhân nghỉ ngơi, TTTM cho bán lẻ, thì khi đó chợ đầu mối mới thành công được.
Ngay cả khi doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư một chợ đầu mối tại Việt Nam thì cũng sẽ phải phối hợp với Tổng công ty nhà nước hay công ty tư nhân của các bạn, vì dự án này không đơn giản như một chung cư hay chợ đơn thuần mà là chợ khổng lồ.
Ngoài ra, cũng cần sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc, sự giúp sức của toàn xã hội cộng đồng.
Xin cảm ơn ông!
Duyên Duyên


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc: 'Không tận dụng được cơ hội mới là thách thức của VN'