Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cũng hứa sẽ nối lại việc xây 2 lò phản ứng hạt nhân vốn từng bị đình chỉ.

Hàn Quốc sẽ tăng mức sử dụng điện hạt nhân lên 30% từ năm 2030

Bảo Vĩnh | 05/07/2022, 20:43

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cũng hứa sẽ nối lại việc xây 2 lò phản ứng hạt nhân vốn từng bị đình chỉ.

Theo Reuters ngày 5.7, tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã bác bỏ ý tưởng loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Trong cuộc tranh cử, ông dùng điện hạt nhân làm lời cam kết chính để kích cầu đầu tư vào ngành công nghiệp này, cũng là để phục hồi vị thế của Hàn Quốc - quốc gia xuất khẩu hàng đầu về lò phản ứng hạt nhân an toàn.

Việc thay đổi chính sách thiên về hạt nhân của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á xảy ra sau khi ông Yoon trúng cử tổng thống hồi tháng 3 một cách sít sao.

Chính phủ tiền nhiệm ở Hàn Quốc đã tìm cách giảm thiểu vai trò của điện hạt nhân, sau khi xảy ra vụ rò rỉ phóng xạ ở nhà máy Fukushima (Nhật Bản) khiến toàn cầu hạ thấp việc sử dụng diện hạt nhân.

Ngày 5.7, Bộ Công nghiệp Hàn Quốc nói sẽ nối lại việc xây 2 lò phản ứng hạt nhân mới, Shin Hanul 3 và 4, và sẽ tăng hoạt động ở các lò phản ứng hiện có.

Mức sử dụng điện hạt nhân trước đây là 27,4% trong năm 2021. Doanh số bán điện đã giảm từ 5,5 ngàn tỉ won (4,2 tỉ USD) hồi năm 2016 xuống còn 4,1 ngàn tỉ won trong năm 2020. Số nhân lực trong ngành này giảm từ 22.000 người xuống còn 19.000 người.

Trong khi tăng vai trò của điện hạt nhân, Hàn Quốc cũng có kế hoạch giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, từ 81,8% trong năm 2021 sẽ giảm còn khoảng 60% vào năm 2030.

Chính phủ Hàn Quốc còn đặt mục tiêu xuất khẩu 10 lò phản ứng hạt nhân đến các nước, trong đó có Czech, Ba Lan.

Cùng lúc, Hàn Quốc sẽ kiểm tra lại các mục tiêu của năng lượng tái sinh, sẽ quyết định tỷ lệ đóng góp của điện gió và điện mặt trời vào tổng nguồn năng lượng quốc gia.

Một quan chức Bộ Công nghiệp Hàn Quốc nói với Reuters: phần chia của năng lượng tái sinh sẽ được điều chỉnh xuống dưới mức 30% kể từ năm 2030, so với mục tiêu đến 2050 của chính phủ tiền nhiệm là tăng phần chia của năng lượng tái sinh lên từ 60,9% đến 70,8%.

Than cũng sẽ giảm “một cách hợp lý” trong khi việc duy trì các điều kiện cung-cầu than vẫn còn đang xem xét, Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết.

Hàn Quốc nhập khẩu dầu mỏ nhiều thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, theo Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc (KNOC), trong khi Tập đoàn Khí đốt Hàn Quốc (KOGAS) mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều nhất thế giới.

Bài liên quan
Trung Quốc khoe đã làm chủ công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 4, kêu gọi thế giới dè chừng AUKUS
Hội đồng IAEA hôm 7.3 đã quyết định đưa vấn đề AUKUS vào làm một mục chính thức trong chương trình nghị sự theo đề xuất của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
2 giờ trước Tài chính và đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc sẽ tăng mức sử dụng điện hạt nhân lên 30% từ năm 2030