Bạn đang sống trong thời đại không gian khi một tên lửa chạm vào Mặt trăng, toàn bộ ngành công nghiệp hướng lên bầu trời và giống như một giáo viên giận dữ, giơ chiếc máy bay giấy lên rồi hỏi "Ai đã phóng cái này?!".

Tên lửa của ai vừa gây lỗ thủng bí ẩn trên Mặt trăng?

Sơn Vân | 30/06/2022, 14:51

Bạn đang sống trong thời đại không gian khi một tên lửa chạm vào Mặt trăng, toàn bộ ngành công nghiệp hướng lên bầu trời và giống như một giáo viên giận dữ, giơ chiếc máy bay giấy lên rồi hỏi "Ai đã phóng cái này?!".

Thực sự đó là những gì đã xảy ra trong tuần này với vật thể không xác định tác động lên bề mặt Mặt trăng, tạo thành miệng núi lửa mới và khiến tất cả chúng ta tự hỏi chuyện gì đã xảy ra.

Do tàu quỹ đạo Mặt Trăng Reconnaissance (LRO) chụp vào ngày 25.5, bức ảnh của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) tiết lộ Mặt trăng không chỉ có một lỗ thủng mà trông như "miệng núi lửa kép", với các nhà thiên văn kết luận phải do tác động từ một tên lửa.

Tiến sĩ Mark Robinson, điều tra viên chính của nhóm LRO Camera, rằng "miệng núi lửa kép" gồm một lỗ phía Đông rộng 18 mét chồng lên một lỗ phía Tây rộng 16 mét này là do vật thể lớn tông vào, rất nặng và có khác biệt khối lượng ở hai đầu.

"Thông thường một tên lửa đã qua sử dụng có khối lượng tập trung ở phía chứa động cơ, phần còn lại chủ yếu gồm một thùng nhiên liệu rỗng", Mark Robinson cho biết. Điều này không giúp xác định danh tính tên lửa nhưng cho thấy thủ phạm là một tên lửa.

ten-lua-cua-ai-vua-phong-trung-mat-trang.jpg
Lỗ thủng bí ẩn trên Mặt trăng Ảnh: NASA

Những người quan sát bầu trời do nhà thiên văn học độc lập Bill Gray dẫn đầu đã dùng phần mềm theo dõi một vật thể trong nhiều tháng mà dựa trên tính toán của họ, sẽ sớm tác động lên Mặt trăng. Rõ ràng đó là một mảnh rác tên lửa (tên lửa tạo ra một tấn rác), nhưng không ai bước lên nói: "Vâng, đó là của chúng tôi, xin lỗi về điều này".

Dựa trên những quan sát và thảo luận của họ, "nghi phạm" có khả năng là một phần của phương tiện phóng SpaceX từ năm 2015. Đây là thứ đã được phóng từ Đài quan sát Khí hậu không gian sâu (DSCOVR) của NASA lên vũ trụ. Tuy nhiên, Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA phản hồi rằng quỹ đạo của tên lửa SpaceX và DSCOVR không thể đưa bất kỳ mảnh vỡ nào về phía Mặt Trăng. Bill Gray đã truy xuất các dữ liệu của mình và sau đó chứng nhận điều này.

Sau một thời gian, Bill Gray và những người khác, bao gồm cả NASA, dự đoán rằng đó nhiều khả năng là mảnh vỡ từ vụ phóng tàu vụ trũ Hằng Nga 5-T1 năm 2014 khỏi Trung Quốc. Đây là sứ mệnh đặt nền móng cho tàu vũ trụ Hằng Nga 5 đã lấy thành công mẫu Mặt Trăng về Trái đất năm 2020.

Trung Quốc phủ nhận giả thuyết này, nói rằng phương tiện phóng đang được đề cập đã bị cháy sau khi khởi động.

Có thể họ đang nói sự thật; có thể họ không muốn chịu trách nhiệm về tác động hoàn toàn vô tình đầu tiên lên Mặt trăng trong lịch sử. Các tàu vũ trụ khác đã va vào Mặt trăng, nhưng đó là mục đích hoặc một phần của cuộc hạ cánh thất bại chứ không phải là một mảnh rác vũ trụ.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết nguồn gốc "thủ phạm" gây lỗ thủng trên Mặt trăng và thực sự đó là phần kỳ lạ nhất. Hàng trăm kính viễn vọng và radar trên mặt đất, mạng lưới cảm biến cùng máy ảnh dựa trên không gian hướng về mọi hướng… là những phương tiện giám sát không gian mà chúng ta biết. Có vẻ đáng kinh ngạc là cả một mảnh vỡ tên lửa đã ở trên quỹ đạo trong 6 hoặc 7 năm, cuối cùng lên được Mặt trăng mà không bị phát hiện.

Ai đó tại LeoLabs, công ty đang xây dựng một mạng lưới radar theo dõi mảnh vỡ mới trên toàn thế giới, có thể có một chút hiểu biết sâu sắc về chuyện trên. Darren McKnight, chuyên gia kỹ thuật cấp cao ở LeoLabs, đã trả lời cho các câu hỏi của trang TechCrunch.

Làm thế nào mà chúng ta không biết danh tính và quỹ đạo của một vật thể lớn hay tương đối được phóng gần đây như vậy?

Theo dõi các vật thể vô chủ trong quỹ đạo cislunar có thể không phải là ưu tiên cao với các cảm biến của chính phủ khi chúng có thể dành thời gian đó để quan sát các vệ tinh hoặc rác vũ trụ gần Trái đất hơn. Tuy nhiên, việc theo dõi và giám sát các vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo cislunar thực sự là rất quan trọng với tình báo chiến lược, vì nó là vùng cao mới.

Sự nhầm lẫn như thế này có thể xảy ra với một đối tượng được phóng ngay bây giờ không?

Đúng vậy, điều này có thể xảy ra một lần nữa vì công nghệ được chính phủ Mỹ sử dụng để theo dõi các vật thể không gian đã không thay đổi trong nhiều năm.

Có khả năng sẽ có nhiều "vật thể bí ẩn" tạo ra các tác động ở đây và ở đó trong vài năm tới không?

Có khả năng một vụ va chạm vào Mặt trăng tình cờ như thế này có thể xảy ra một lần nữa trong tương lai, tùy thuộc vào số lượng sứ mệnh đưa các thân tên lửa vào các quỹ đạo đó. Thế nhưng, những sự kiện như thế này thường cực kỳ hiếm.

Bill Gray ghi lại trong bài viết của mình: "Rác ở độ cao không hề được quan tâm với bất kỳ ai bên ngoài các cuộc khảo sát tiểu hành tinh, và ngay cả chúng tôi cũng không quá bận tâm về nó. Các vật thể thuộc loại này không được Lực lượng Không gian Mỹ theo dõi; họ hầu hết sử dụng radar, tức là tầm nhìn gần, có thể theo dõi các vật thể có kích thước 4 inch/10 cm trong quỹ đạo tầm thấp, nhưng không thể nhìn thấy các mảnh tên lửa lớn như thế này khi chúng ở xa như Mặt trăng. Bạn cần kính thiên văn cho điều đó".

Theo một cách nào đó, điều này thật đáng chú ý, nhưng như bất kỳ ai trong thế giới giám sát không gian sẽ nói với bạn, có rất nhiều thứ để xem ở đó và bạn phải chọn mục tiêu của mình. Một vật thể có kích thước như tên lửa nằm ở nửa nhìn thấy được của Mặt Trăng không phải là điều đơn giản.

Manh mối tốt nhất của chúng ta về danh tính vật thể thực sự có thể là miệng núi lửa mà nó để lại khi va phải Mặt trăng. Vị trí va chạm đã được chụp lại ngay sau đó và có hình dạng chữ O kép gây tò mò: Hai miệng núi lửa chồng lên nhau, một miệng núi có chiều ngang 18 mét và một miệng núi lửa còn lại 16 mét.

Dù nguồn gốc vật thể gây lỗ thủng trên Mặt trắng là điều đáng quan tâm, nhưng sự thật là dường như không có nhiều lý do để dành bất kỳ nguồn lực nghiêm túc nào để tìm ra nó. Có nhiều điều kỳ lạ xảy ra trong không gian hơn là một mảnh tên lửa bay ra ở chính xác góc và tốc độ cần thiết để cuối cùng va phải Mặt trăng?!

Bài liên quan
Các núi lửa cổ đại có thể tạo ra nguồn tài nguyên quý hiếm cho người thám hiểm Mặt trăng
Các vụ phun trào núi lửa cổ đại trên Mặt trăng có thể cung cấp một nguồn tài nguyên bất ngờ cho các nhà thám hiểm trong tương lai, đó là nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phân tích về quy định khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm
6 giờ trước Giáo dục
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, vì xét tuyển sớm, nhiều học sinh có tâm lý đã trúng tuyển rồi nên không quan tâm chuyện học hành nữa, đến lớp chỉ để ngồi chơi. Nhiều em vào lớp 10 trường chuyên gần như yên tâm trúng tuyển rồi và không tập trung vào học toàn diện.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa của ai vừa gây lỗ thủng bí ẩn trên Mặt trăng?