Đội ngũ phát triển vắc xin ngừa COVID-19 mang tên Ad5-nCoV đã lên kế hoạch triển khai thử nghiệm tiêm hai liều nhằm kiểm tra độ an toàn cũng như khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch.
Ad5-nCoV là sản phẩm do công ty CanSino Biologics hợp tác Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh phát triển. Thử nghiệm một liều đang bước vào giai đoạn cuối ở Pakistan và Nga. Vắc xin này cũngđã được phê duyệt sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Giới khoa học lo ngại hiệu quả của Ad5-nCoV khá hạn chế vì sử dụng một loại vi rút cúm thông thường mà nhiều người thường mắc làm trung gian đưa vật liệu di truyền của vi rút gây bệnh COVID-19 vào cơ thể.
CanSino đầu tháng 9 dẫn dữ liệu thu thập từ thử nghiệm vắc xin một liều giai đoạn 2 bác bỏ lo ngại trên, nhưng 2tháng trước đội ngũ phát triển đánh giá tiêm thêm liều bổ sung có thể tăng cường phản ứng miễn dịch. Đây là phương thức từng áp dụng cho vắc xin ngừa Ebola (cũng dùng vi rút cúm thông thường).
Vì vậy, CanSino quyết định đăng ký thử nghiệm tiêm hailiều Ad5-nCoV giai đoạn 1trên 168 tình nguyện viên là người trưởng thành khỏe mạnh. Thử nghiệm dự kiến bắt đầu vào ngày 20.9 tại thành phố Vũ Hán.
Các đơn vị đang phát triển vắc xin COVID-19 tại Mỹ, Anh, Úc đều thử nghiệm tiêm hai liều, kể cả Sputnik V - vắc xin chế tạo tương tự như Ad5-nCoV - cũng không thể chỉ dùng một liều. Thời gian tiêm giữa hai liều thường là 21 đến 28 ngày.
Đây không phải chuyện bất thường khivắc xin ngừa thủy đậu và viêm gan A ở trẻ em, vắc xin ngừa zona ở người lớn đều cần hai liều. Vắc xin DTaP bảo vệ trẻ khỏi bạch hầu, uốn ván, ho gà cũng phải tiêm 5 liều.
Việc mỗi người cần tiêm hai liều vắc xin COVID-19 tạo ra sức ép lên các đơn vị phát triển, đòi hỏi họ nâng cao năng lực sản xuất quy mô lớn lẫn năng lực vận chuyển.
Cẩm Bình (theo SCMP, CNN, Live Science)