Chỉ tính từ đầu năm, rất nhiều ngân hàng đồng loạt tăng phí dịch vụ. Với việc tăng phí này, mỗi chủ thẻ lại phải “gánh” thêm một khoản tiền nữa.

Hàng loạt ngân hàng tăng phí dịch vụ

Một Thế Giới | 05/07/2015, 12:33

Chỉ tính từ đầu năm, rất nhiều ngân hàng đồng loạt tăng phí dịch vụ. Với việc tăng phí này, mỗi chủ thẻ lại phải “gánh” thêm một khoản tiền nữa.

Theo đó, từ ngày 2.7, chủ thẻ nội địa rút tiền từ máy ATM của Eximbank sẽ bị thu phí từ giao dịch đầu tiên. Cụ thể, chủ thẻ sẽ mất 1.100 đồng/giao dịch rút tiền mặt và 2.200 đồng/giao dịch chuyển khoản, thay vì miễn phí với ba giao dịch đầu tiên trong tháng như trước.
Trước đó, ngân hàng cũng thu phí từ giao dịch đầu tiên với các giao dịch tại ATM ngoài hệ thống với mức thu 3.300 đồng/giao dịch rút tiền mặt, phí truy vấn số dư, in sao kê là 550 đồng/giao dịch. Bên cạnh đó, Eximbank cũng thu phí chuyển khoản là 0,011% trên số tiền giao dịch, tối thiểu là 1.650 đồng, tối đa là 16.500 đồng.
Đáng chú ý, kể từ tháng 4 vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã bắt đầu tăng phí dịch vụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Các loại phí này lúc trước đều được miễn phí cho khách hàng.
Đầu tháng 4, ngân hàng ACB đã bắt đầu thu phí khi khách hàng mở thẻ ghi nợ nội địa. Mức phí áp dụng cho dịch vụ này là 30.000 đồng. Chưa kể, khách hàng còn phải đóng 50.000 đồng phí thường niên khi sử dụng thẻ ghi nợ này.
Bên cạnh đó, ngân hàng VIB cũng tăng số dư bình quân phải duy trì trong thẻ. Trước khi tăng loại phí này, nhà băng này cũng đã ra quy định nếu chủ thẻ duy trì số dư bình quân 500.000 đồng trong tài khoản thì được miễn phí các giao dịch rút tiền trên ATM và chuyển khoản trên Internet banking...Tuy nhiên, hiện tại ngân hàng này đã tăng số tiền này 1 triệu đồng.
Ngoài ra, VIB cũng tăng phí giao dịch chuyển khoản qua kênh thanh toán điện tử với khách hàng không thỏa điều kiện về số dư. Phí chuyển khoản liên ngân hàng qua tài khoản thanh toán được tăng lên 13.000 đồng/ giao dịch thay vì 7.700 đồng như trước đây. Phí chuyển khoản liên ngân hàng qua thẻ từ 8.800 đồng/ giao dịch được nâng lên mức 11.000 đồng/giao dịch.
Không những vậy, từ tháng 5, HDBank cũng bắt đầu tiến hành thu phí thường niên với mức phí là 60.000 đồng/thẻ.
Theo một số nhân viên trong ngành tài chính, sở dĩ các nhà băng đồng loạt thu phí các loại dịch vụ như phí sử dụng thẻ, phí giao dịch trên ATM, phí thường niên…là bởi các ngân hàng đang vào giai đoạn khó khăn.
“ Nếu như thu phí rút tiền, phí chuyển khoản thì rất nhiều khách hàng sẽ phản ứng bởi mỗi ngày có đến hàng triệu giao dịch và nhiều người để ý đến. Còn các khoản phí này thu theo tháng nên ít nhiều sẽ không được để ý nhiều”, anh L.T.T- nhân viên ngân hàng Vietcombank cho biết.
Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ trả trước hay còn gọi là thẻ ATM hiện đang là loại thẻ phổ biến nhất . Tuy nhiên, hàng năm ước tính có khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng được áp dụng trên tất cả các giao dịch tài khoản cá nhân. Từ phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền, phí cấp mã PIN, phí đóng tài khoản… 
Chi phí để sử dụng một chiếc thẻ ATM cũng không hề rẻ. Tính ra để sở hữu một chiếc thẻ ngân hàng, khách hàng phải "gánh" một loạt các phí như phí mở thẻ ( 100.000 đồng), phí thường niên (60.000 đồng), phí chuyển tiền cùng hệ thống (10.000 đồng), phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch (80.000 đồng) hay phí rút tiền mặt. Cụ thể, khi rút tiền tại hệ thống ngân hàng thì phí là 1.100 đồng, nếu rút ở máy ATM của ngân hàng khác thì phí là 3.300 đồng. Nếu tính sơ bộ thì mỗi tháng một chủ thẻ phải trả rất nhiều chi phí.
Phan Diệu

Bài liên quan
Vì sao ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay?
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống mức 6% so với mức dự báo 6,7% đưa ra trước đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt ngân hàng tăng phí dịch vụ